Nghị viện châu Âu đă thông qua nghị quyết kêu gọi Nga trả lại số vàng mà Romania gửi cho Nga từ năm 1916. Ông Medvedev thể hiện sự bức xúc tột độ.
Hôm qua 15/3, Nghị viện Châu Âu đă thông qua nghị quyết kêu gọi Moscow gửi lại 91,5 tấn vàng và các hiện vật văn hóa đă được Romania chuyển cho Nga từ những năm 1916-1917.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, Dmitry Medvedev. Ảnh: Reuters
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga đă kịch liệt bác bỏ yêu cầu này của EU và cho rằng đó là hành động "xấc xược".
Viết trên trang mạng xă hội của ḿnh, ông Medvedev tuyên bố rằng: "Tôi thậm chí không biết phải ứng phó như thế nào trước sự xấc xược như vậy".
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đă chỉ ra rằng vào năm 1935, Nga đă trả lại một phần hiện vật có giá trị cho Romania như một "dấu hiệu thiện chí". Bà cũng nhắc lại rằng Nga đă xóa tất cả các khoản nợ cho Romania sau những "những rắc rối và sự tàn phá" mà nước này gây ra ở Nga trong Thế chiến thứ hai.
Bà Maria Zakharova cho rằng nếu các khoản nợ của Romania đối với Nga được tính bằng vàng thỏi sẽ tương đương với 1.365–1.665 tấn vàng "gấp 20-25 lần so với toàn bộ lượng vàng của Romania được gửi đến Nga vào năm 1916-1917".
Nguồn gốc số vàng và hiện vật Romania gửi tới Nga
Romania chưa tham gia Thế chiến I cho tới tận năm 1916 khi nước này quyết định từ bỏ vị thế trung lập và gia nhập lực lượng đồng minh. Không lâu sau đó, Romania bị Đức chiếm đóng và buộc phải đưa ra quyết định chiến lược chuyển đầu năo hành chính về Lasi ở Moldavia khi Thủ đô Bucharest bị chiếm giữ.
Cùng với việc chuyển trung tâm hành chính về Lasi, Chính phủ Romania cũng quyết định di chuyển kho dự trữ quốc gia với lo ngại nó có thể rơi vào tay các lực lượng chiếm đóng.
Tuy nhiên, đà tiến công của quân Đức buộc Chính phủ Romania phải đi tới một quyết định an toàn nhất là đưa kho dự trữ ra khỏi biên giới quốc gia. Biện pháp tốt nhất là t́m kiếm một đồng minh tin cậy nhất để giao phó.
Xét trên khía cạnh an toàn th́ lựa chọn đầu tiên là Mỹ hoặc Anh. Mặc dù có thể lựa chọn được nhiều nơi cất giữ nhưng Romania lại phải đối diện với một vấn đề là làm sao vận chuyển tới đó một cách an toàn nhất.
Thực tế, việc vận chuyển một khối lượng tài sản lớn như vậy sẽ gặp rất nhiều bất trắc, bởi bất cứ thứ ǵ được chuyển qua Trung Âu thời điểm đó đều phải đối diện với nguy cơ bị quân Đức bắt giữ, đặc biệt là nếu phải đi qua Bắc Âu.
V́ thế, Romania đă lựa chọn lưu giữ kho báu ở gần đất nước nhất và quyết định gửi nó tới Nga. Hai quốc gia sau đó kư kết một thỏa thuận để Kremlin cất giữ kho dự trữ cho Romania trong thời gian chiến tranh.
Khi chiến tranh Thế giới thứ Nhất kết thúc, cách mạng Nga bùng nổ và sự can thiệp của quân đội Romania vào Bessarabia, mối quan hệ giữa Romania và Nga đổ vỡ. Tất cả các quan hệ ngoại giao với Romania bị cắt đứt và kho báu đă bị Liên Xô tịch thu.
Nhiều năm trôi qua, Romania đă liên tục nỗ lực đ̣i lại kho báu nhưng gần như không thành công. Mặc dù cũng đạt được một số nhượng bộ nhưng chỉ một phần rất nhỏ kho báu được trả lại.
Nỗ lực thứ nhất diễn ra năm 1922 nhưng không mang lại bất cứ kết quả có ư nghĩa nào. Lần thứ hai là vào năm 1935, có phần khả dĩ hơn, và Romania đă giành lại được một số từ kho dự trữ.
Nỗ lực thứ 3 năm 1956 thành công hơn khi Nga đồng ư trả lại một số bức họa và di vật cổ. Quan trọng nhất trong số này là kho báu Pietroasele. Đây là bộ sưu tập các vật thể bằng vàng ṛng, được phát hiện ở thị trấn Pietroasele của Romania năm 1837 nhưng có niên đại từ cuối thế kỷ thứ Tư.
VietBF@ Sưu tập