Các nhà sáng tạo nội dung Ấn Độ đang dần quen với cuộc sống không TikTok, gần 4 năm sau khi New Delhi ban lệnh cấm với ứng dụng Trung Quốc này.
Hạ viện Mỹ ngày 13/3 thông qua dự luật yêu cầu ByteDance, công ty mẹ của TikTok, thoái vốn khỏi ứng dụng này trong khoảng 6 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm tại Mỹ. Đây là dự luật hiếm hoi nhận được sự đồng thuận từ lưỡng đảng trong quốc hội Mỹ, vốn đang bị chia rẽ về mặt chính trị.
Sau khi được Hạ viện thông qua, dự luật được chuyển lên Thượng viện để xem xét. Dù chưa được kư ban hành, động thái vẫn khiến nhiều người dân Mỹ lo ngại một ngày nào đó họ sẽ không thể truy cập ứng dụng mạng xă hội phổ biến này.
Mỹ không phải quốc gia duy nhất muốn cấm TikTok. Gần 200 triệu người dùng TikTok tại Ấn Độ hồi tháng 6/2020 cũng sốc khi chính phủ nước này tuyên bố cấm hàng loạt ứng dụng Trung Quốc, sau vụ đụng độ giữa binh sĩ hai nước tại biên giới khiến ít nhất 20 binh sĩ của New Delhi thiệt mạng.
Gần 4 năm sau lệnh cấm, người dân Ấn Độ dần quen với cuộc sống không TikTok, bởi những mạng xă hội khác đă phát triển để lấp khoảng trống ứng dụng này để lại.
TikTok, nền tảng video ngắn, thành công tại Ấn Độ không lâu sau khi tiến vào thị trường hơn tỷ dân này hồi tháng 9/2016. Với ByteDance, Ấn Độ là một trong những thị trường nước ngoài lớn nhất. Năm 2019, TikTok có lượt tải xuống nhiều nhất trên nền tảng Android ở Ấn Độ.
Năm 2020, TikTok càng phổ biến, do người dân Ấn Độ t́m cách giải khuây trong thời gian phong tỏa v́ Covid-19. Jaya Lall ở New Delhi là một trong số đó. Cô bắt đầu sử dụng TikTok đầu tháng 3/2020 để làm video nhân dịp sinh nhật một người bạn.
Lall có lúc đăng đến 9 video một ngày lên tài khoản cá nhân, nội dung chủ yếu là cô nhảy hoặc hát nhép, và được gần 8.000 lượt theo dơi chỉ trong vài tháng. "Tôi chưa bao giờ nghĩ ḿnh có thể hát, nhảy hay làm những biểu cảm đó", Lall nói.
Lall nói lệnh cấm đă tước đi một nguồn năng lượng tích cực trong đời cô. Đây cũng là cảm nhận của nhiều người dùng TikTok ở Ấn Độ khi đó. Họ sáng tạo nội dung trên TikTok và có cơ hội nổi danh, nhanh chóng kiếm thêm thu nhập. Những người có sức ảnh hưởng lớn có thể kiếm được 3.000-10.000 USD một tháng, con số đáng kể nếu so với thu nhập trung b́nh ngày 6 USD.
Shivani Kapila từ bỏ công việc chuyên viên nhân sự để làm sáng tạo nội dung toàn thời gian. Cô mất hơn hai năm để thu hút 10 triệu người theo dơi trên TikTok và từng có thu nhập khoảng 3.000 USD một tháng. "Toàn bộ sự nghiệp đă biến mất ngay trước mắt tôi", Kapila chia sẻ hồi tháng 9/2021.
"Lệnh cấm TikTok đă tạo ra một cơ hội hàng tỷ USD. 200 triệu người dùng TikTok cần điểm đến mới", Nikhil Pahwa, nhà sáng lập website công nghệ MediaNama, trụ sở New Delhi, nói.
Một tuần sau lệnh cấm, các công ty công nghệ Mỹ bắt đầu t́m cách lấp khoảng trống TikTok để lại. Instagram của Meta triển khai tính năng video ngắn Reels tại Ấn Độ trong khi YouTube của Google cũng tung ra h́nh thức Shorts tương tự. Các ứng dụng nội địa cũng tham gia cuộc đua.
"Mọi người ở Ấn Độ đều muốn trở thành ngôi sao Bollywood, và TikTok đă biến giấc mơ đó thành điều khả thi", Saptarshi Ray, giám đốc sản phẩm tại Viralo, nền tảng tiếp thị trụ sở bang Karnataka, Ấn Độ, nói. Những nhà sáng tạo Ấn Độ nhanh chóng chuyển sang những nền tảng mới để thu hút người theo dơi trở lại.
Trong cuộc đua này, các công ty công nghệ Ấn Độ nhanh chóng hụt hơi trước những đối thủ từ Mỹ. Và không phải ai cũng có thể gây dựng lại thành công trên nền tảng mới.
Lall đă thử hàng loạt ứng dụng thay thế TikTok, nhưng "tất cả đều vô ích, chúng thực sự tệ". Kapila mất hơn 5 tháng để giải quyết những vấn đề do lệnh cấm của chính phủ Ấn Độ tạo ra và chuyển sang nền tảng khác.
"TikTok có điều ǵ đó khác biệt, bởi đây là nền tảng video ngắn đầu tiên xây dựng được một cộng đồng mạnh như vậy. Tuy nhiên, tôi cảm thấy c̣n quá sớm để so sánh các ứng dụng khác với TikTok", Kapila cho biết.
Tại Mỹ, TikTok đang có hơn 170 triệu người dùng và cũng dần trở thành một phần trong cuộc sống.
Một lệnh cấm có thể gây ra những hệ lụy sâu rộng, trong đó có cả những vấn đề cơ bản như hàng triệu người dân Mỹ sẽ sử dụng thời gian rảnh của họ thế nào, các chuyên gia trả lời ABC News. Một cuộc chiến pháp lư liên quan Tu chính án thứ nhất về quyền tự do ngôn luận có thể được châm ng̣i và cần Ṭa án Tối cao can thiệp.
"TikTok là một ứng dụng rất phổ biến", Matt Navarra, nhà phân tích ngành truyền thông xă hội, nói. "Tác động sẽ rất đáng kể. Với một số doanh nghiệp nhỏ và nhà sáng tạo nội dung, hậu quả sẽ thảm khốc".
|