Cục diện trong hai năm chiến cuộc: Mặt trận ở Ukraine vẫn c̣n bế tắc
Sự lạc quan mà thế giới tự do mà điển h́nh là Hoa Kỳ và NATO dành cho Ukraine ngày càng bị giảm. Quân đội Ukraine vẫn đang chiến đấu dũng mănh và kiên cường nhưng cục diện tiếp tục gặp bế tắc. Cuộc xâm lược Ukraine được Putin hoạch định chỉ dự trù kéo dài có vài tuần cho đến nay đă bắt đầu bước sang năm thứ ba. Moscow vẫn trông đợi một điều bất khả thi: Chiến thắng hoàn toàn và thôn tín trọn vẹn Ukraine.
Thành tích về mặt quân sự của Ukraine không phải là không đáng kể. Phó Thủ tướng Mykhailo Fedorov cho biết, "Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thể hiện sức mạnh… Chúng tôi có lợi thế rơ ràng về tính hiệu quả và tốc độ" (trích dẫn lại từ The Economist). Tron năm 2023, Ukraine đă cho đánh ch́m 1/5 hạm đội Hắc Hải của Nga và thiết lập hành lang vận chuyển ngủ cốc cho dù họ bị quân Nga bắn phá liên tục.
Cách tiếp cận tương tự đă chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc sản xuất máy bay không người lái chiến đấu với giá thành rẻ. Ukraine tự hào có gần chục mẫu hỏa tiển tầm xa có thể tấn công các mục tiêu cách xa hơn 600 km. Một công ty sản xuất máy bay không người lái tầm xa tự tin khi dự đoán trong năm 2024 sẽ chứng kiến cuộc chiến lan sâu vào các khu vực miền Trung của nước Nga và xa hơn nữa.
Tờ TIME c̣n cho biết thêm, Ukraine đă tái chiếm lại khoảng một nửa phần lănh thổ bị quân Nga tạm chiếm, với tổn thất dĩ nhiên là không hề nhỏ. Hồi tháng Tám 2023, các chuyên gia quân sự Mỹ có ước tính, trong quân số tác chiến ban đầu gồm 200,000 người, có khoảng 75,000 binh sĩ Ukraine đă bị thiệt mạng. Sau hai năm chiến tranh, ít nhất đă có 75,000 binh sĩ Ukraine đă bị thiệt mạng (Ảnh: Gian Marco Benedetto/Anadolu via Getty Images)
Thất bại của cuộc phản công hồi năm 2023 vừa qua đă khiến nhiều người khó duy tŕ sự lạc quan. Cuộc thăm ḍ dư luận gần đây cho thấy sự ủng hộ tuyệt đối của người dân Ukraine đối với cuộc chiến đang bị giảm. Hồi tháng Giêng 2023, chỉ có 29% người Ukraine muốn hoặc sẵn ḷng đồng ư cho Ukraine đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh. Đến tháng11/2023, con số này là 42%.
Sự bất măn và tâm lư mệt mỏi có thể nh́n thấy rơ ở việc ngày càng có nhiều thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ đă bị bắt lại khi t́m cách trốn ra khỏi Ukraine. Có người đă trả hàng ngàn USD cho đường dây buôn người để được đưa qua biên giới phía Tây. Tháng 8/2023, Tổng thống Zelensky đă cho sa thải tất cả các nhân viên tuyển mộ lính về tội ăn hối lộ. Con số thanh niên trốn quân dịch đă tăng lên đến hàng chục ngàn người. Tổng thống Joe Biden vẫn ủng hộ Kyiv trong khi nhiều chính trị gia Mỹ lẫn châu Âu đang ngày càng mất kiên nhẫn với cục diện ở Ukraine (Ảnh: Bill O’Leary/The Washington Post via Getty Images)
Trong khi đó, quân đội Ukraine lại khốn đốn với nạn tham nhũng, trong đó có vụ tham nhũng từ vụ mua sắm vũ khí trị giá 40 triệu USD bị phát hiện. Một vụ tham ô khác, có dính líu đến năm giới chức của công ty hạt nhân thuộc chính phủ Energoatom, cũng gây nhiều sự ồn ào, khi họ bị tố cáo đă biển thủ 2,65 triệu USD từ một dự án do Hoa Kỳ hỗ trợ. Đáng nói hơn, một thành viên Quốc hội thuộc đảng chính trị của ông Zelensky bị buộc tội làm giả mạo giấy tờ y tế để ra khỏi đất nước nhưng sau đó đương sự này bị phát hiện đang đi nghỉ mát cùng gia đ́nh ở quần đảo Maldives. Một nghị sĩ khác, thành viên trong đảng của Zelensky cho đến năm 2021, cũng bị phát hiện đi du hí ở Barcelona cùng với bạn gái. Những sự kiện như vậy đă làm xói ṃn sự cam kết của Mỹ nói riêng và châu Âu nói chung dành cho Ukraine, đặc biệt khi người ta sẽ nghĩ đến bối cảnh một Ukraine thời hậu chiến.
Bức tranh kinh tế ở Ukraine tất nhiên là không được sáng sủa. Mức thiệt hại nhà ở do bị bom đạn tàn phá đă lên đến hơn 54 tỷ USD. Nền kinh tế dù đă vượt qua những trận giông băo của chiến tranh kinh hoàng nhưng mức lạm phát trung b́nh vẫn ở mức trên 21%; tỷ lệ thất nghiệp trên 15% và dự trữ ngoại tệ đang giảm nhanh.
Ngày càng có nhiều sự lo ngại về t́nh trạng dân chủ và pháp quyền ở Ukraine. Rơ ràng nhất là việc cho hoăn bầu cử vô thời hạn. Các cuộc bầu cử Quốc hội lẽ ra đă được tổ chức trước ngày 29/10/2023 nhưng đă không được thực hiện; trong khi đó, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Volodymyr Zelensky sẽ chấm dứt vào tháng Tư năm 2024. Thiết quân luật đang hạn chế các quyền tự do trong khi lại đưa đến t́nh trạng quan liêu, tham ô công quỹ. Volodymyr Zelensky không ngừng nghỉ trong việc thuyết phục thế giới tự do tiếp tục viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Viktor Kovalchuk/Global Images Ukraine via Getty Images)
Trên b́nh diện quốc tế, sự ủng hộ dành cho Ukraine đang cạn dần. Một cuộc thăm ḍ của CNN hồi tháng 8/2023 cho thấy đa số người Mỹ tin rằng Hoa Kỳ đă làm những ǵ cần làm để giúp cho Ukraine và bây giờ không nên tiếp tục dính vào Kyiv. Cuộc thăm ḍ của viện Gallup vào tháng Mười Một cũng cho ra kết quả tương tự. Về mặt chính thức, các chính phủ ở phương Tây vẫn cam kết sẽ đi đến cùng với sứ mạng bảo vệ quốc gia của Ukraine nhưng cùng lúc đó, người ta cũng thấy rơ áp lực ở trong nước họ, đặc biệt khi thế giới lại chứng kiến sự hỗn loạn ở Trung Đông.
Vấn đề nội chính bất an của Ukraine, chứ không phải của Nga, mới thật sự là vấn đề chủ chốt và quan trọng. Hai năm thống nhất chính trị đă nhường chỗ cho cuộc đấu đá công khai trong nội bộ. Tổng thống Volodymyr Zelensky đang đối mặt nhiều các sự chỉ trích. Đầu tháng 2/2024, Volodymyr Zelensky đă ra lệnh cách chức tư lệnh lực lượng vũ trang Valery Zaluzhny. Trước ngày tường Valery Zaluzhny bị sa thải, có đến 94%số người Ukraine nói rằng họ vẫn tin tưởng vào vị tướng thời chiến của họ, so với 40% dành người đă thay thế, tướng Oleksandr Syrsky.
Đến tháng Năm 2024, nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm của Zelensky sẽ chính thức kết thúc. Thiết quân luật đặt ra ở nước này vẫn cho phép vị Tổng thống được tiếp tục tại vị cho đến khi có người khác được bầu lên, nhưng cuộc bầu cử không thể thực hiện trong bối cảnh thời chiến. Dù như thế nào, cuộc thăm ḍ từ Trung tâm Razumkov, một công ty nghiên cứu về xă hội học ở đây, cho thấy niềm tin mà người dân Ukraine dành cho ông Zelensky vẫn ở mức 70%.
Vấn đề quan trọng đặc biệt nữa với Volodymyr Zelensky là làm sao để duy tŕ được sự ủng hộ của các quốc gia phương Tây. Các nghị sĩ Đảng CH trong Quốc hội Hoa Kỳ đang mất kiên nhẫn. Tờ TIME ngày 21/2/2024 có đưa tin, vào trung tuần tháng Giêng 2024, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (CH), c̣n nói cứng: "Tất cả chúng tôi đều lên án Vladimir Putin, cùng với sự man rợ và thái độ gây hấn mà ông ấy đă thể hiện tron 2 năm qua. Ông ấy cần phải được ngăn chận lại".
Tuy nhiên, một tháng sau đó, vào ngày 13/2/2024, chính ông Mike Johnson lại chặn một cuộc bỏ phiếu để cháp thuận khoản viện trợ 60 tỷ USD mà Thượng viện đă đồng ư phê duyệt cho Ukraine vào đầu ngày hôm đó. Châu Âu cũng bị mệt mỏi. Hồi tháng 9/2023, Thủ tướng Ư Giorgia Meloni có nói, "Tôi thấy có quá nhiều điều làm cho mệt mỏi, tôi phải nói ra sự thật… Chúng ta đang gần ở thời điểm mà mọi người đều hiểu rằng chúng ta cần nên t́m ra một lối thoát".
Hai năm đầy sóng gió của ông Volodymyr Zelensky
Kể từ khi Nga ngang ngược xua quân xâm chiếm Ukraine vào ngày 24/2/ 2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky đă trở thành một trong những vị nguyên thủ quốc gia được yêu mến và kính trọng nhất thế giới. Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky (Ảnh: Stanislav Ivanov/Global Images Ukraine via Getty Images)
Khi Nga bắt đầu tấn công xâm lăng Ukraine, người ta lo rằng Putin sẽ cho người ám sát ông Zelensky để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến. Hoa Kỳ cho biết họ sẵn sàng giúp đưa ông Volodymyr Zelensky ra nước ngoài trong t́nh huống khẩn cấp nhất. Tuy nhiên, ông này đă chọn ở lại. Trong đoạn video quay trên đường phố Kyiv ngày 25/2/2022, ông Volodymyr Zelensky, cùng một số thành viên trong chính phủ, đă dơng dạc tuyên bố: "Tất cả chúng tôi đều có mặt ở đây, để bảo vệ nền độc lập của chúng tôi, quốc gia của chúng tôi".
Tiếp đó, ông Zelensky lên tiếng kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Nhiều quốc gia láng giềng của Ukraine thoạt đầu lo ngại bị sẽ lôi kéo vào một cuộc xung đột với Moscow. Tuy nhiên, ông Zelensky đă thành công trong việc tạo ra sự ủng hộ nồng nhiệt từ Hoa Kỳ và EU, với bài phát biểu đầy cảm xúc trong cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Châu Âu vào ngày 24/2/2022.
Sau khi quân đội Nga cho rút quân ra khỏi Bucha vào tháng 3/2022, thế giới đă chứng kiến những cảnh tượng giết người thật kinh hoàng với các bằng chứng cho thấy quân Nga đă ra tay giết hại và tra tấn rất nhiều thường dân vô tội. Ngày 44/2022 , Tổng thống Zelensky đi đến Bucha và tố cáo quân Nga đă phạm tội ác chiến tranh và diệt chủng. Ông nói với các phóng viên báo chí: "Chúng tôi muốn các bạn hăy cho thế giới thấy rơ những ǵ đang xảy ra ở đây".
Sau khi Ukraine đă giải tỏa được thành phố Izyum ở vùng Kharkiv phía Đông Ukraine, Zelensky cũng đă đến tận đây để gặp các giới chức trong quân đội, giương cao lá cờ Ukraine và hát bài quốc ca của Ukraine. Sự kiện này đă đánh dấu một thời điểm quan trọng khi cuộc phản công năm 2022 của Ukraine ở phía Đông đă khích lệ lớn về mặt tinh thần không chỉ với người Ukraine mà cả với các quốc gia đồng minh khác. Trong bài phát biểu nảy lửa, ông Volodymyr Zelensky nói rằng, Nga có thể tạm chiếm một số vùng Ukraine "nhưng sẽ không bao giờ chiếm giữ được người dân của chúng tôi, những người dân Ukraine".
Ngày 21/12/2022, ông Zelensky đến Washington D.C. trong chuyến đi kinh lư quốc tế đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh. Sự kiện này mang ư nghĩa biểu tượng cho thấy mối bang giao chặt chẽ giữa Kyiv với Washington. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ của ông Volodymyr Zelensky, giới lập pháp Mỹ đă đứng lên vỗ tay 18 lần. Ngay sau đó, Quốc hội Hoa Kỳ đă cho thông qua khoản hỗ trợ mới trị giá 45 tỷ USD (sau đó vài tháng, ngày 2012/2023, Tổng thống Joe Biden bất ngờ đă đên thăm Kyiv).
Tháng 12/2023, một năm sau chuyến thăm lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, Tổng thống Zelensky đă trở lại Washington để gặp ông Biden và các vị đứng đầu 2 viện Quốc hội, với lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine. Lần này, Zelensky đă trở về tay không. Quốc hội Hoa Kỳ bị bế tắc trước yêu cầu của Tổng thống Biden về khoảng ngân sách hơn 60 tỷ USD dành riêng cho Kyiv.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào ngày 17/2/2024 vừa qua, ông Volodymyr Zelensky khẩn nài quốc tế không nên bỏ rơi Ukraine. Khi nhấn mạnh đến việc Ukraine đang cần thêm vũ khí, ông cảnh cáo rằng, Ukraine không thể chiến thắng nếu không được viện trợ kịp thời và đầy đủ. Ông nói, "Nếu Ukraine bị bỏ rơi, Nga sẽ tiêu diệt chúng tôi cũng như các quốc gia lân cận. Năm 2024 phải trở thành thời điểm tốt nhất để khôi phục lại hoàn toàn trật tự thế giới dựa trên công pháp quốc tế".
Đỗ Kim Thêm: Luật động viên cho chiến trường Ukraine
Hiện trạng
Chiến trường Ukraine đang bước vào năm thứ ba với nhiều bất trắc v́ vẫn chưa có triển vọng tái lập ḥa b́nh, trong khi Ukraine đang thiếu hụt nghiêm trọng về nhân lực và quân viện.
Để đáp ứng t́nh thế mới đầy bi quan, chính phủ Ukraine dự liệu ban hành luật động viên với mục tiêu là huy động thêm 500.000 tân binh. Dự luật này đang được thảo luận sôi nổi tại Verkhovna Rada, Quốc hội Ukraine, và sẽ được thông qua vào cuối tháng 4 năm nay.
Theo luật động viên hiện hành, nam giới từ 20 tuổi trở lên phải thi hành nghĩa vụ quân sự trong 18 tháng. Trực tiếp tham gia chiến trường chỉ dành riêng cho nam giới từ 27 tuổi trở lên, nhưng những người khác, nếu t́nh nguyện, cũng sẽ được chấp nhận.
Ngay sau khi Nga xâm lược, Ukraine đă ban hành t́nh trạng thiết quân luật và nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 60 không được phép xuất cảnh. Ngược lại, nữ giới có thể rời khỏi đất nước, nhưng cũng có thể ở lại để tham gia chiến đấu trên căn bản tự nguyện. Hầu hết các t́nh nguyện viên dân sự tham gia quân đội và chiến đấu anh dũng trên các tuyến đầu.
Việc hoăn quân dịch có thể được chấp nhận là ngoại lệ v́ có lư do sức khỏe như khuyết tật, gia cảnh như đông con hoặc nghề nghiệp như c̣n học đại học hay làm việc trong các lĩnh vực quan trọng của chính quyền.
Mang tâm trạng phản chiến và không muốn trực tiếp chiến đấu v́ lư do lương tâm không được chấp nhận để được hoăn quân dịch. Các tín đồ của tôn giáo lớn không thể sử dụng lập luận này, ngoại lệ chỉ áp dụng hạn chế cho các tín đồ của Cơ đốc Phục lâm hoặc Nhân chứng Giê-hô-va.
Để trốn tránh nghĩa vụ, nhiều người t́m cách lạm dụng các trường hợp hoăn quân dịch, như ghi danh học đại học hoặc kết hôn với phụ nữ đông con và t́m cách xuất cảnh. Theo ước tính của lực lượng biên pḥng, nhiều người Ukraine đă trốn ra nước ngoài, riêng năm 2023 đă có hơn 10.000 người trong số đó.
Tung tiền hối lộ để trốn tránh nghĩa vụ gây ra tệ trạng tham nhũng tràn lan tại các văn pḥng tuyển quân địa phương. Các quân y sĩ có nhiệm vụ giám định y khoa cho các tân binh làm việc nổi tiếng là tham ô và tắc trách. Nhiều trường hợp sức khoẻ ổn định nhưng được chứng nhận miễn quân dịch và có khi c̣n bỏ qua việc khám tổng quát. Hậu quả này đă lên đến mức báo động khiến cho Tổng thống Zelensky đi đến quyết định sa thải nhà lănh đạo cơ quan động viên toàn quốc hồi đầu tháng 8/2023.
Cho đến nay, một số lượng lớn các t́nh nguyện viên vẫn c̣n tiếp tục hăng say chiến đấu. Trong số này, cũng có nhiều người đang trong t́nh trạng kiệt sức và cần được an dưỡng, nhưng không có luật nào quy định việc này.
Đối với những thành phần này, ngày 26/2, Tổng thống Zelensky kư quy định mới về việc xuất ngũ trước thời hạn và cho họ có quyền chuyển sang các lực lượng trừ bị. Nhờ thế, gia đ́nh của họ được yên tâm, v́ trước đó họ luôn lên tiếng kêu gọi các binh sĩ tự động hồi hương.
Trước đây, không có thủ tục đăng kư quân sự. Theo dự luật động viên tương lai, các tân binh phải làm thủ tục này với chính quyền địa phương và nghĩa vụ quân sự kéo dài ba năm. Tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên sẽ hoàn thành nghĩa vụ quân sự cơ bản, nhưng trước khi ra tiền tuyến, họ sẽ trải qua một khóa huấn luyện đặc biệt.
Theo luật mới, tân binh sẽ được luân chuyển qua các đơn vị, khu vực hoạt động khác nhau và được quyền xin nghỉ phép. Các biện pháp mới về chế tài cũng được đề cập. Ai trốn tránh lệnh triệu tập phải chịu phạt tù hoặc tiền, có thể bị tịch thu ô tô và khóa các tài khoản ngân hàng.
Luật này dự liệu, chính quyền địa phương sẽ đảm trách việc thi hành thủ tục mới, thông qua kỹ thuật số. Việc hoăn quân dịch theo luật cũ nay cũng sẽ được áp dụng như trước.
Luật mới cũng sẽ áp dụng cho những người Ukraine hải ngoại. Ai liên hệ với lănh sự quán Ukraine để xin giấy tùy thân mới, sẽ phải chứng minh là đă hoàn tất thủ tục đăng kư. Dự luật sẽ được chung quyết vào cuối tháng Tư, nhưng c̣n phải qua nhiều thủ tục khác mới bắt đầu có hiệu lực.
Hậu quả
Triển vọng đạt được việc bổ sung quân số theo dự trù rất khó đoán v́ có nhiều lư do khác nhau.
Về mặt pháp lư, Ủy viên đặc trách vấn đề nhân quyền của Quốc hội Ukraine lên tiếng chỉ trích dự luật có nhiều điểm không phù hợp với Hiến pháp Ukraine và vi phạm về Hiệp ước Nhân quyền quốc tế. Về mặt thực tế, tệ trạng tham nhũng tại các địa phương chưa được cải thiện triệt để.
Theo ước lượng, có khoảng 750.000 người trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ đang ở tại các nước Liên Âu, trong đó có khoảng 200.000 người ở Đức. Những thành phần này không nhất thiết bị quy kết là đào ngũ, v́ cũng có thể trong số này có người hưởng được quy chế hoăn quân dịch theo luật định.
Để giải quyết, chính quyền Ukraine t́m cách vận động nhóm người hải ngoại hồi hương nhưng không đề ra biện pháp cưỡng ép nào.
Cố vấn tổng thống Serhiy Leshchenko đă kêu gọi các nước Liên Âu ngừng các biện pháp hỗ trợ và tạo điều kiện cho họ được hồi hương v́ họ là lực lượng cần thiết cho công cuộc chiến đấu và tái thiết hậu chiến. "Không ai bị buộc vào quân đội, nhưng chúng ta phải thúc đẩy mọi người. Họ nên được sử dụng theo khả năng".
Người tị nạn Ukraine ở Đức được Luật Ngoại kiều bảo vệ khá chặt chẽ, ít nhất cho đến cuối năm 2025. Trước tiên, họ được cấp giấy phép cư trú tạm thời, sau khi hết hạn, họ không lo sợ bị trục xuất; ngược lại, họ có quyền nộp đơn xin tị nạn hoặc xin di cư sang một nước thứ ba.
Trong khi bọn ác, kẻ xấu thi đua ca tụng "Putin và quân xâm lước Nga giành hết thắng lợi này đến chiến thắng dồn dập kia với vũ khí 'tối thượng'" (theo kiểu tuyên truyền thường thấy) th́ mới đây có tin Putin kư đạo luật kêu gọi tổng động viên lần nữa, phen này chắc sẽ xua quân qua tận Vương quốc Anh để thể hiện sức mạnh "siêu cường" của nước Nga qua bài viết dưới đây của VN:
- https://baophapluat.vn/tong-thong-ng...ost505289.html
Hai máy bay không người lái của Ukraine đă tấn công các cơ sở nhiên liệu tại một trong những nhà máy quặng sắt lớn nhất của Nga hôm thứ Tư (6/3), mặc dù không có ai bị thương và nhà máy vẫn hoạt động b́nh thường, các quan chức Nga và chủ nhà máy cho biết.
Thống đốc Kursk, Roman Starovoit, cho biết chiếc máy bay không người lái thứ hai đă tấn công nhà máy quặng sắt Mikhailovsky GOK thuộc sở hữu của Metalloinvest, nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất của Nga, khoảng hai giờ sau khi ông thông báo cuộc tấn công thứ nhất.
Ông đăng trên mạng xă hội rằng lực lượng pḥng không Nga đang làm việc và kêu gọi người dân giữ b́nh tĩnh.
Đoạn video chưa được xác minh trên các kênh Telegram của Nga cho thấy những đám khói đen bốc lên trời và gây hư hại tại nhà máy, rơ ràng là sau cuộc tấn công đầu tiên.
Một nguồn tin từ cơ quan t́nh báo quân sự GUR của Ukraine nói với Reuters rằng cơ quan này chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Metalloinvest cho biết trong một tuyên bố sau vụ tấn công đầu tiên: “Hôm nay, do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở quận Zheleznogorsky, một thùng nhiên liệu tại kho nhiên liệu và dầu nhờn của Nhà máy chế biến và khai thác mỏ Mikhailovsky đă bốc cháy”.
Công ty cho biết trong các tuyên bố riêng sau cả hai cuộc tấn công rằng nhà máy vẫn hoạt động b́nh thường.
“Không có thương vong. Các biện pháp cần thiết hiện đang được thực hiện để dập tắt đám cháy”.
Thống đốc Starovoit đổ lỗi cho Kyiv về các cuộc tấn công vào nhà máy ở quận Zheleznogorsky của vùng Kursk, nơi nổi tiếng với các mỏ sắt và nằm cách biên giới Ukraine khoảng 90 km (56 dặm). Sau đó, ông nói có nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công tên lửa vào khu vực này.
Mikhailovsky GOK là một trong những cơ sở khai thác và chế biến quặng sắt lớn nhất ở Nga. Thông qua khai thác lộ thiên, Mikhailovsky GOK đang phát triển một mỏ quặng sắt với trữ lượng đă được chứng minh là 10,4 tỷ tấn, theo Metalloinvest.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đă liên tục tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng kinh tế khác của Nga trong những tuần gần đây. Khu vực Kursk thường xuyên bị tấn công trong thời gian chiến tranh.
Mikhailovsky GOK trước đó đă bị tấn công vào tháng 12, khi thống đốc Kursk Starovoyt nói rằng một máy bay không người lái của Ukraine đă làm hỏng đường dây điện cung cấp một phần cho nhà máy.
Ukraine đă tập trung vào máy bay không người lái tầm xa để tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga. Kyiv bắt đầu cuộc chiến mà không có khả năng tấn công tầm xa như đối thủ, và các đồng minh phương Tây của họ từ chối cung cấp tên lửa tầm xa v́ sợ xung đột leo thang.
Các quan chức Ukraine cho biết Nga đă thực hiện một cuộc tấn công qua đêm vào các khu vực của Ukraine vào thứ Tư với 42 máy bay không người lái. Ít nhất 7 người bị thương.
Riêng hôm thứ Tư, chính quyền các khu vực Belgorod và Voronezh của Nga, cũng là những mục tiêu thường xuyên bị tấn công gần tiền tuyến ở Ukraine, cho biết máy bay không người lái cũng đă bị bắn rơi ở đó.
Kênh Baza Telegram, kênh thân cận với cơ quan công luật của Nga, đưa tin rằng các máy bay không người lái bị bắn hạ ở Voronezh khi đang tấn công một căn cứ không quân và một kho dầu.
Vào tháng này, Nga đă sáp nhập Crimea 10 năm trước và thành công của việc này đă mở đường cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào năm 2022. Ukraine đă đạt được tiến bộ quan trọng vào năm ngoái trong việc làm suy giảm khả năng quân sự của Nga trên bán đảo này, nhưng nguồn cung cấp vũ khí ngày càng suy giảm của nước này làm ảnh hưởng đến những thành quả này. và làm cho những bước tiến của Nga trở nên dễ dàng hơn.
Moscow coi Crimea là một căn cứ quân sự khổng lồ với vị trí chiến lược quan trọng. Sau khi quân Nga nắm quyền kiểm soát bán đảo và những cây cầu nối bán đảo này với phần c̣n lại của Ukraine vào năm 2014, Nga đă có một “đồng bằng rộng lớn với hàng loạt thành phố quan trọng của Ukraine” về cơ bản đă trở thành “các thành phố tiền tuyến”, bao gồm Melitopol, Berdyansk và Kherson, theo Fred Kagan của Viện Doanh nghiệp Mỹ. Một số thành phố trong số đó đă thất thủ nhanh chóng khi xe tăng Nga tiến vào hai năm trước.
Các lực lượng không quân và hải quân của Nga ở Crimea đă cho phép Điện Kremlin triển khai sức mạnh quân sự trên khắp Biển Đen và Biển Azov. Vào đầu cuộc chiến, điều này cho phép Nga phong tỏa hoạt động xuất khẩu hàng hải của Ukraina. Nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa chống lại binh lính, dân thường, thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine bắt nguồn từ Crimea và từ các tàu và máy bay của Nga ở Biển Đen.
Năm 2018, Vladimir Putin đă chủ tŕ khai trương Cầu Kerch dài 12 dặm nối Crimea với Nga. Thiếu tướng Vadym Skibitsky, phó giám đốc cơ quan t́nh báo quân sự Ukraine, cho biết bán đảo này là “cực kỳ quan trọng đối với Nga v́ là trung tâm hậu cần để cung cấp cho lực lượng quân đội phía nam”. “Mọi thứ liên quan đến việc di chuyển của quân đội, cách thức cung cấp thiết bị, đạn dược – tất cả những thứ này đều đến Kherson và Zaporizhzhia thông qua Crimea.” Nếu không có Crimea, Nga sẽ phải dựa hoàn toàn vào các tuyến đường bộ ở miền nam Ukraine bị chiếm đóng.
Mục tiêu của Ukraine là giải phóng toàn bộ lănh thổ bị chiếm đóng. Trong khi chưa lấy lại được Crimea, họ sẽ t́m cách làm xói ṃn sức mạnh quân sự của Nga ở đây. Theo Andrii Klymenko thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Biển Đen, một cơ quan nghiên cứu của Ukraine, trong suốt năm 2023, quân Ukraine đă thực hiện ít nhất 184 cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng của Nga ở Crimea, Biển Đen và bờ biển Nga.
Nỗ lực đó, được tăng tốc khi cuộc phản công bị đ́nh trệ ở những nơi khác, đă mang lại kết quả. Viện Nghiên cứu Chiến tranh đă nhận xét: Các cuộc tấn công vào Crimea “thường tạo ra sự hoảng loạn ở Nga không tương xứng với tác động vật lư của chúng và gây tác động tiêu cực đến tinh thần của người Nga”. Ông Klymenko đếm được 27 cuộc tấn công nhằm vào hệ thống pḥng không của Nga ở Crimea vào năm ngoái, trong đó có 2 cuộc tấn công nhằm vào hệ thống pḥng không S-400 tinh vi. Những cuộc tấn công này đă tạo điều kiện cho các cuộc tấn công khác của Ukraine nhằm vào thiết bị quân sự của Nga ở Crimea, bao gồm cả hạm đội Biển Đen.
Thành công lớn nhất và bị đánh giá thấp nhất của Ukraine vào năm 2023 là khiến hải quân Nga phải rút lui. Ông Klymenko cho biết Ukraine đă tiến hành ít nhất 25 cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga và ít nhất 45 cuộc tấn công nhằm vào Sevastopol, căn cứ hải quân chính của Nga ở đó. Chiến dịch vẫn tiếp tục. Tuần này Ukraine đă phá hủy tàu tuần tra Sergei Kotov của Nga gần eo biển Kerch bằng máy bay không người lái của hải quân Ukraine, theo tin t́nh báo quân sự. Kể từ tháng 1, lực lượng của nước này cũng đă đánh ch́m tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga và tàu hộ tống tên lửa Ivanovets ngoài khơi bờ biển Crimea.
Điều đó rơ ràng đă khiến hải quân Nga lo lắng về việc hoạt động ở khu vực phía Tây Biển Đen và việc tàu cập cảng Crimea. Viện Nghiên cứu Chiến tranh đă kiểm tra dữ liệu vệ tinh và báo cáo vào tháng 12 rằng Nga đang chuyển tài sản hải quân, bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm, từ Sevastopol đến một cảng của Nga ở Novorossiysk.
Các cuộc tấn công của Ukraine đă ngăn cản hải quân Nga hoạt động ở phần phía Tây Biển Đen, phá vỡ sự phong tỏa của Nga. Theo Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine, gần 1.000 tàu đă ra khơi kể từ khi Ukraine tái thiết lập hành lang hàng hải, nhập xuất khẩu 29 triệu tấn hàng hóa, trong đó có 20 triệu tấn ngũ cốc.
Các cuộc tấn công của Ukraine cũng nhằm mục đích làm suy yếu khả năng chỉ huy, thông tin liên lạc và hậu cần của Nga. Ông Klymeneko đếm được 5 vụ tấn công nhắm vào các trụ sở hoặc trung tâm chỉ huy khác nhau và 14 vụ nhằm vào đường ray và nút giao đường sắt vào năm ngoái.
Ukraine đă tấn công cây cầu Kerch được đánh giá cao của ông Putin 5 lần trong hai năm qua, cũng như các cây cầu Chonhar và Henichesk nối phía bắc Crimea với đất liền phía nam Ukraine. Người Ukraine đă sử dụng các cuộc tấn công không theo thói thường để vô hiệu hóa Cầu Antonivskyi trên sông Dnieper như một phần của cuộc phản công Kherson của họ, và mùa thu năm ngoái các quan chức Ukraine nói với tôi rằng họ tin rằng họ cũng có thể vô hiệu hóa Cầu Kerch.
Nhưng vấn đề là thời gian. Để tận dụng tối đa cuộc tấn công vào điểm nghẽn hậu cần này, Ukraine sẽ cần phải tiến hành một cuộc tấn công chống lại quân Nga. Cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Andriy Zagorodnyuk nói: Họ thiếu vũ khí cần thiết để “thực hiện một cuộc phản công thích hợp”.
Trong khi đó, Nga đang thích nghi với chiến lược tập trung đánh Crimea của Ukraine. Họ đang xây dựng một tuyến đường sắt xuyên qua tỉnh Zaporizhzhia để giảm sự phụ thuộc của Nga vào Cầu Kerch. Tướng Skibitsky mô tả cách Nga đang thiết lập các phao pḥng thủ xung quanh Sevastopol. Ông nói thêm rằng các lực lượng Nga đă “bắt đầu củng cố hệ thống pḥng thủ ở Crimea bằng cách di chuyển các hệ thống pḥng không từ các khu vực khác, như từ khu vực của Hạm đội phương Bắc và từ vùng viễn đông”. Họ cũng đang cố gắng tăng cường sự hiện diện tác chiến điện tử để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Crimea.
Ở Crimea và những nơi khác, Ukraine đă chứng minh rằng họ có thể đạt được bước tiến trước quân Nga khi có đủ vũ khí cần thiết. Trong khi đó Mỹ có nguy cơ lăng phí tiềm năng này với việc chậm trễ cung cấp vũ khí cho Ukraine v́ các động cơ chính trị.
Ông Dmitry Medvedev, một đồng minh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 8/3 gọi ông Joe Biden là nỗi ô nhục “điên rồ” đối với Hoa Kỳ và nói rằng tổng thống Mỹ không có quyền so sánh ḿnh với Franklin D. Roosevelt.
Ông Biden mở đầu bài phát biểu Thông điệp Liên bang tối hôm 7/3 bằng cách đề cập đến bài phát biểu trước Quốc hội năm 1941, trong đó Tổng thống Roosevelt nói rằng liên minh phải đối mặt với một bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử.
Ông Biden cũng cáo buộc đối thủ Đảng Cộng ḥa Donald Trump đă khuất phục Nga, chỉ hơn hai tuần sau khi ông gọi ông Putin là “TCĐ điên khùng”, và cho biết ông đă gửi một thông điệp tới Tổng thống Nga về Ukraine: “Chúng tôi sẽ không bỏ đi”.
“Mặc dù ông Roosevelt là một người đàn ông ốm yếu ngồi trên xe lăn, nhưng ông ấy đă vực dậy nước Mỹ khỏi cuộc suy thoái. Ngược lại, ông Biden là một kẻ điên khùng, thiểu năng trí tuệ và quyết tâm kéo nhân loại xuống địa ngục”, ông Medvedev, cựu tổng thống và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, viết trên X.
“Ông Roosevelt cùng với các đồng minh bao gồm cả Liên Xô, đấu tranh v́ ḥa b́nh, nhưng ông Biden lại tích cực và kiên tŕ nỗ lực khởi động Thế chiến III”.
“Ông Roosevelt chiến đấu chống lại bọn phát xít, nhưng ông Biden đang chiến đấu v́ chúng”, ông Medvedev viết bằng tiếng Anh. “Ông ấy là nỗi ô nhục của Hoa Kỳ!”
Ông Medvedev, người tự nhận ḿnh là người theo chủ nghĩa hiện đại tự do khi làm tổng thống Nga từ năm 2008-2012, giờ đây lại thể hiện ḿnh là một nhân vật diều hâu chống phương Tây ở Điện Kremlin. Các nhà ngoại giao cho rằng quan điểm của ông Medvedev cho thấy suy nghĩ của cấp cao nhất trong giới thượng lưu ở Điện Kremlin.
Cuộc chiến ở Ukraine đă gây ra một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong quan hệ của Nga với phương Tây, và ông Biden đă khiến các quan chức Nga tức giận với b́nh luận “TCĐ điên khùng” khi nói về ông Putin. Tổng thống Nga, với nụ cười mỉa mai, đáp lại rằng câu nói này cho thấy lư do tại sao Điện Kremlin cảm thấy ông Biden là tổng thống tương lai được ưa chuộng hơn ông Trump.
Ông Biden đă đưa ra câu nói trên trong một phát biểu về những mối đe dọa đối với thế giới trong đó nhắc đến “gă Putin đó và những kẻ khác”, nguy cơ xung đột hạt nhân và mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại từ biến đổi khí hậu.
Ông Putin miêu tả Mỹ và các đồng minh của nước này là một đế chế đang sụp đổ muốn tiêu diệt Nga và đánh cắp tài nguyên thiên nhiên của họ.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.