Thức uống từ mật ong, chanh, rễ cam thảo, gừng, quất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ giảm ho và kích ứng họng.
Ho là phản xạ giúp thông thoáng đường thở; có thể do dị ứng, hen suyễn và trào ngược axit, gây khó chịu. Triệu chứng này đôi khi cũng tiêu tốn năng lượng, làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi. Một số đồ uống dưới đây có thể làm dịu họng, bớt cơn ho.
Trà mật ong, chanh
Mật ong có tính kháng khuẩn, được sử dụng như phương thuốc tự nhiên để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Cùng với tác dụng làm dịu đau họng, mật ong c̣n hỗ trợ giảm ho, nhất là vào ban đêm.
Để pha trà mật ong, hăy thêm một th́a mật ong nguyên chất cùng một th́a nước cốt chanh vào cốc nước nóng, đợi hỗn hợp nguội rồi thưởng thức.
Trà rễ cam thảo
Rễ cam thảo chứa các hợp chất hỗ trợ giảm một số triệu chứng bao gồm ho, nhiễm trùng và các vấn đề về tiêu hóa. Các hợp chất này c̣n có công dụng long đờm, giúp cơ thể loại bỏ chất nhầy. Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng rễ cam thảo.
Cách pha trà rễ cam thảo: Cho rễ cam thảo cắt nhỏ vào nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Để nguội trong vài phút, sau đó lọc lấy nước trước khi dùng.
Trà quất
Trái quất (tắc) được sử dụng để giảm triệu chứng cảm lạnh, ho và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Quất cung cấp vitamin C dồi dào cùng một số hợp chất thực vật hỗ trợ tăng miễn dịch.
Trà quất ấm là thức uống phù hợp để nhâm nhi khi ho, đau họng. Để tăng thêm hiệu quả, người bệnh có thể cho thêm mật ong vào hỗn hợp nước ấm cùng nước cốt quất.
Trà quất giàu vitamin C cùng các hợp chất thực vật khác hỗ trợ tăng miễn dịch, giảm ho. Ảnh: Bảo Bảo
Trà gừng
Gừng không chỉ là gia vị phổ biến trong nhiều món ăn và đồ uống mà c̣n đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại củ này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh giúp dịu cổ họng và đường thở bị kích thích do ho. Gừng c̣n làm giảm buồn nôn, nôn hoặc một số triệu chứng tiêu hóa khác.
Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc liều lượng v́ tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gặp tác dụng phụ như khó chịu ở bụng, ợ nóng và tiêu chảy. Ngoài trà gừng pha sẵn, để làm thức uống này, hăy gọt vỏ gừng và thái khoảng ba lát mỏng, đổ thêm 4 cốc nước, đun sôi hỗn hợp khoảng 15 phút.
Trà bạc hà
Bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và giảm đau, nhờ đó có thể làm dịu xoang bị tắc và dễ thở hơn khi cảm lạnh.
Cách pha trà bạc hà: Cho 15 lá bạc hà cùng hai cốc nước và đun sôi hỗn hợp, ngâm trong khoảng 5 phút. Dùng hàng ngày để giảm ho.
Nước ép dứa
Dứa có thể giảm ho nhờ chứa chất bromelain có đặc tính chống viêm. Bromelain c̣n có tác dụng giảm tắc nghẽn và cải thiện nhịp thở. Nước ép dứa giàu vitamin C, tăng cường miễn dịch, mau khỏi bệnh.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn, giảm kích ứng họng. Tuy nhiên, thức uống này chứa caffeine có thể gây cảm giác bồn chồn hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu dùng quá gần giờ đi ngủ.
Cách pha trà xanh: Đun sôi nước và ngâm lá trà xanh trong khoảng 3- 5 phút. Lọc trà và để nguội một chút trước khi uống.
VietBF@sưu tập