Nam sinh phải cắt bỏ tinh hoàn v́ bệnh hay gặp khi trời rét. Cách thời điểm vào viện 5 ngày, trẻ đau đột ngột tinh hoàn trái, nhưng cố chịu đau không đi khám.
Cố chịu đau không đi khám, bệnh nhi 14 tuổi phải cắt tinh hoàn
Bệnh nhi 14 tuổi, sống tại Hà Nội, được gia đ́nh đưa đến pḥng khám chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa Đông Anh trong t́nh trạng đau tinh hoàn trái.
Qua khai thác tiền sử, cách thời điểm vào viện 5 ngày, trẻ đau đột ngột tinh hoàn trái, nhưng cố chịu đau không đi khám. Tuy nhiên, sau đó v́ quá đau nên bệnh nhân mới bảo bố mẹ đưa đi khám.
Theo BSCKI Nguyễn Quang Huy, Khoa Ngoại tổng hợp, qua thăm khám chẩn đoán đây là trường hợp Xoắn tinh hoàn có chỉ định mổ cấp cứu.
Mặc dù các y bác sĩ rất khẩn trương tiến hành phẫu thuật cấp cứu, nhưng bệnh nhân đến nhập viện ở giai đoạn muộn.
Khi phẫu thuật vừa bộc lộ th́ tinh hoàn đă tím đen, xoắn vặn 2 ṿng, không c̣n khả năng bảo tồn, buộc phải cắt bỏ trong sự tiếc nuối của cả ekip phẫu thuật và gia đ́nh.
Theo BS Huy, tinh hoàn giữ 2 chức năng quan trọng:
- Ngoại tiết sản xuất tinh trùng.
- Nội tiết sản xuất hormone nam giới, 95% testosterol được tạo ra ở tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn (c̣n gọi là xoắn thừng tinh) là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó, làm cản trở và tắc nghẽn mạch máu nuôi tinh hoàn dẫn đến thiếu máu và hoại tử tinh hoàn.
Tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn khi trời lạnh
Thời tiết lạnh là một yếu tố nguy cơ khiến tinh hoàn dễ bị xoắn hơn. Theo các báo cáo của một số tác giả, nguy cơ đau và xoắn tinh hoàn tăng cao khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm thấp.
Trời lạnh làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn (Ảnh minh họa: Getty).
Lư do v́ điều kiện thời tiết lạnh, hanh khô sẽ làm tăng hoạt động co thắt của cơ b́u dẫn tới tăng nguy cơ tinh hoàn chuyển động xoắn quanh trục.
"Xoắn tinh hoàn là bệnh lư ít gặp nhưng nếu không phát hiện sớm th́ sẽ gây biến chứng nhồi máu, hoại tử, áp xe tinh hoàn gây ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung đặc biệt là sức khỏe sinh sản nói riêng", BS Huy cho hay.
Bệnh hay gặp ở lứa tuổi dậy th́ (chiếm hơn 60%). Theo BS Huy, đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội, tinh hoàn bị treo cao... là những biểu hiện mà các bạn nam cần đặc biệt lưu ư và cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân cần được phẫu thuật can thiệp nhanh chóng và kịp thời. Thời gian vàng điều trị xoắn tinh hoàn chỉ trong 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.
Nếu can thiệp trước 6 giờ, 100% bệnh nhân được cứu tinh hoàn. Từ 6 đến 12 giờ th́ khả năng cứu được tinh hoàn chỉ c̣n 50% và trong khoảng 12-24 giờ th́ chỉ c̣n 20%, trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn.
Nam giới có thể xoắn tinh hoàn bất cứ lúc nào như lúc đang ngủ, có thể khởi phát tự nhiên hoặc trong lúc vận động thể lực, chơi thể thao, chấn thương b́u.
"Nam giới nếu đau đột ngột, dữ dội, sưng b́u, không thấy tinh hoàn nằm ở vị trí b́nh thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Các em nhỏ khi có dấu hiệu đau tinh hoàn phải báo ngay cho bố mẹ để được đi khám sớm nhất. Bố mẹ cũng nên để ư tới các con khi thấy dấu hiệu bất thường", BS Huy khuyến cáo.
VietBF@ sưu tập