Chủ tịch Vạn Thịnh Phát khai "được mời" hợp nhất 3 ngân hàng thành SCB, song cáo trạng xác định bà Trương Mỹ Lan đă thâu tóm SCB, sử dụng như công cụ tài chính để huy động tiền phục vụ hệ sinh thái của tập đoàn.
Trong phiên ṭa sẽ kéo dài hai tháng, kể từ 5/3, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị xét xử về 3 tội danh Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Bà Lan bị cáo buộc sử dụng SCB như "một công cụ tài chính" huy động tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh và mục đích cá nhân. Bị cáo đă trực tiếp và chỉ đạo, điều hành các cán bộ, nhân viên chủ chốt tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, móc nối chặt chẽ với nhau thực hiện nhiều hành vi sai phạm rút tiền của ngân hàng.
Trong 10 năm (từ 2012 đến 2022), SCB đă giải ngân cho nhóm bà Lan hơn 2.500 khoản vay với tổng số tiền hơn 1.066.000 tỷ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng. Đến năm 2022, nhóm bà Lan c̣n gần 1.300 khoản vay, dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lăi), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi. Hành vi của bà Lan và đồng phạm gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỷ đồng.
Trương Mỹ Lan: Đưa tiền vào SCB để cơ cấu
Hồ sơ vụ án thể hiện, quá tŕnh điều tra, bà Lan khai trước thời điểm hợp nhất ba ngân hàng TMCP là: Sài G̣n, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất, bị cáo không là cổ đông của nhà băng nào. Do các ngân hàng này trong t́nh trạng yếu kém, bà được Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc gặp, mời tham gia làm cố vấn hợp nhất 3 nhà băng bởi lúc đó bà và Vạn Thịnh Phát "có tài sản, có thể đưa vào cho ngân hàng mượn, để làm tài sản đảm bảo đi vay Ngân hàng Nhà nước, hoặc vay liên ngân hàng nhằm đảm bảo thanh khoản, tránh vỡ nợ".
Bà Lan nhận lời, làm cố vấn cho Ban hợp nhất 3 ngân hàng trên thành Ngân hàng TMCP Sài G̣n (SCB), nên đă mua gom cổ phần từ rất nhiều cổ đông cũ và trở thành cổ đông bắt buộc. Đồng thời, bà đă cho Ngân hàng Đệ Nhất mượn ṭa nhà Khách sạn 5 sao Windsor (sở hữu của Công ty cổ phần đầu tư An Đông thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát) làm tài sản đảm bảo, vay 15.000 tỷ đồng của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo tính thanh khoản khi hợp nhất.
Theo bà Lan, v́ tham gia cố vấn cho Ban hợp nhất, nên phải là cổ đông bắt buộc. Nếu bà không gom cổ phần từ các cổ đông cũ, nhất là các cổ đông không đồng ư với việc hợp nhất th́ việc hợp nhất sẽ không thành công. Bà đă dùng tiền cá nhân, vay tiền bạn bè để mua gom cổ phần với suy nghĩ "sau 3-5 năm SCB sẽ phát triển tốt hơn, niêm yết thành công trên sàn chứng khoán, giá trị ngân hàng tăng lên 3-5 lần" th́ sẽ chuyển nhượng và lấy tài sản về.
Thực tế, sau khi bà và Vạn Thịnh Phát đứng ra đưa tài sản cho ngân hàng mượn để đảm bảo thanh khoản khi hợp nhất, t́m khách hàng lớn gửi tiền và đầu tư mua cổ phần, th́ SCB hoạt động ổn định hơn. Người dân đă tin tưởng không đến rút tiền và nhiều người tiếp tục gửi tiền vào SCB, từ đó có nguồn tiền để trả cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng 2 năm sau hợp nhất.
Ngoài việc cho mượn tài sản giai đoạn hợp nhất, bà Lan khai, hoạt động của SCB sau đó vẫn gặp nhiều khó khăn, lăi suất phải trả cao, nhiều khoản vay tín dụng, nợ xấu tồn tại từ nhiều năm trước rất lớn, nên phải đưa thêm các tài sản để làm tài sản đảm bảo vay, tạo nguồn tiền xử lư nợ quá hạn, nợ xấu. Nếu không cơ cấu để nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn), ngân hàng sẽ không giao dịch và mất thanh khoản. Do vậy, toàn bộ nguồn tiền bà có từ việc kinh doanh, làm dịch vụ cho các dự án, kể cả tiền đi vay bạn bè, người thân cũng đều dùng để tái cơ cấu các khoản nợ xấu của SCB "với mong muốn ngân hàng tốt hơn, sớm được niêm yết".
Lời khai của Chủ tịch Vạn Thịnh Phát thể hiện, bản thân bị cáo dành nhiều tâm huyết cho SCB, giúp ngân hàng cơ cấu nợ xấu, nhanh chóng lên sàn chứng khoán, cũng là để "giữ lời hứa với Ngân hàng Nhà nước".
Về việc quản trị ngân hàng, bị cáo cho rằng không trực tiếp điều hành SCB cũng không đưa người thân, người nhà vào điều hành mà tuyển chọn công khai, thay đổi qua từng thời kỳ. Bà Lan nói "không có ham muốn điều hành và giữ bất kỳ chức vụ ǵ tại SCB, không có nghiệp vụ ngân hàng" nên không trực tiếp điều hành hoạt động của SCB. Ngân hàng có bộ máy lănh đạo từ cũ và sau đó tuyển chọn theo yêu cầu công việc. Mọi hoạt động b́nh thường của SCB đều do ban lănh đạo ngân hàng trực tiếp quyết định. "Việc ngân hàng hoạt động không tốt, không lên sàn như dự kiến là nằm ngoài mong muốn" ban đầu của bị cáo.
VKS: Trương Mỹ Lan lũng đoạn SCB
Tuy nhiên, theo cơ quan công tố, hồ sơ vụ án có đủ cơ sở xác định, với vai tṛ là Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, để có nguồn vốn lớn phục vụ hệ sinh thái của tập đoàn, bà Trương Mỹ Lan đă t́m cách thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân.
Từ cuối năm 2011, bị cáo nhờ người đứng tên để sở hữu phần lớn cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài G̣n, Việt Nam Tín Nghĩa và Đệ Nhất. Sau khi hợp nhất (1/1/2012) thành Ngân hàng TMCP Sài G̣n (SCB), bà Lan chỉ trực tiếp đứng tên sở hữu gần 5% cổ phần. C̣n lại, bà nhờ nhiều cá nhân, pháp nhân trong, ngoài nước đứng tên và luôn duy tŕ mức sở hữu trên 91,5% cổ phần của SCB để nắm quyền chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của nhà băng, trong đó có hoạt động cho vay, dù không giữ chức vụ ǵ.
Về mặt pháp lư, SCB và các công ty thuộc Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát hạch toán tài chính kế toán, khai báo thuế độc lập nhưng bản chất các pháp nhân này được bà Lan thành lập mới hoặc mua lại cổ phần, vốn góp rồi chỉ định người thân quen hoặc thuê, nhờ người khác đứng tên hộ. V́ vậy, các pháp nhân này đều thuộc sở hữu và chịu sự điều hành của Trương Mỹ Lan.
Thực hiện kế hoạch của ḿnh, bà Lan đă tuyển chọn những người thân tín có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực tài chính, ngân hàng nắm giữ vị trí chủ chốt tại SCB. Những người này được bà trả lương 200-500 triệu đồng một tháng, tặng thưởng tiền, cổ phần dịp lễ Tết để dễ bề chi phối.
Để rút tiền, bà Lan đă chỉ đạo nhóm cấp dưới chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát thành lập các công ty "ma", thuê hoặc nhờ các cá nhân đứng tên tài sản, cổ phần, kư hợp thức hóa hồ sơ vay khống. Ngoài việc tạo lập các công ty "ma" đứng tên hồ sơ vay khống, bà Lan c̣n chỉ đạo những người được giao quản lư các công ty có hoạt động kinh doanh thực tế, trong đó có cháu ruột Trương Huệ Văn và chồng là Chu Lập Cơ... kư hồ sơ lập phương án vay vốn khống.
Bị cáo c̣n chỉ đạo cấp dưới móc nối với loạt công ty thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản đảm bảo lên hàng chục lần, hoặc đưa vào các tài sản không đủ pháp lư, không đăng kư giao dịch bảo đảm để dễ dàng lấy các tài sản có giá trị lớn ra và thay thế bằng các tài sản khác thấp hơn. Hầu hết các khoản vay của bà Lan và Vạn Thịnh Phát đều được giải ngân trước rồi hợp thức hồ sơ sau, trong đó có nhiều khoản không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại SCB.
Đến năm 2022, nhóm bà Lan với gần 1.300 khoản vay c̣n dư nợ tại SCB hơn 677.000 tỷ đồng (483.000 tỷ đồng dư nợ gốc, 193.000 tỷ tiền lăi). Các khoản nợ này đều nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Làm việc với cơ quan điều tra, cựu tổng giám đốc SCB Vơ Tấn Hoàng Văn, có lời khai rằng, nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng tài chính của ngân hàng này là do toàn bộ hoạt động quản trị điều hành bị bà Lan chi phối, chỉ đạo thực hiện việc cấp tín dụng trái pháp luật.
Bịt sai phạm
Năm 2017-2018, thực hiện chỉ đạo của Văn pḥng Chính phủ về thanh tra SCB, Cơ quan TTGSNH đă thành lập Đoàn thanh tra tại ngân hàng này. Kết quả xác định SCB có hàng loạt vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng, xử lư nợ xấu, công tác quản trị điều hành... đủ điều kiện đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt.
Để che giấu hành vi phạm tội khi bị thanh kiểm tra, bà Lan đă chỉ đạo các cán bộ chủ chốt của Ngân hàng SCB trong đó có Chủ tịch HĐQT Đinh Văn Thành, Tổng giám đốc Vơ Tấn Hoàng Văn... mua chuộc cán bộ, lănh đạo đoàn thanh tra để họ bưng bít, che giấu thông tin sai phạm, báo cáo kết quả thanh, kiểm tra không trung thực, không đầy đủ.
Toàn bộ 24 thành viên của đoàn thanh tra và ngân hàng nhà nước đều bị bà Lan chỉ đạo cấp dưới mua chuộc. Trong đó, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân công làm trưởng Đoàn thanh tra SCB nhận hối lộ 5,2 triệu USD.
Phủ nhận sai phạm
Quá tŕnh điều tra, bà Lan khai là người lựa chọn tài sản đưa vào ngân hàng để thế chấp mỗi khoản vay liên quan đến Vạn Thịnh Phát. Hợp đồng, thủ tục liên quan đến khoản vay là do phía SCB soạn thảo. Bà cũng không trực tiếp kư hợp đồng mà người kư hợp đồng phía Vạn Thịnh Phát là người đứng tên sở hữu tài sản thế chấp. Giá trị tài sản thế chấp đều do công ty thẩm định giá của Bộ Tài chính thẩm định và được SCB chấp thuận, bà không lựa chọn cũng như can thiệp.
Toàn bộ hồ sơ từ đầu đến cuối do SCB thực hiện, bị cáo không biết những người nào trực tiếp làm hồ sơ. Việc theo dơi các khoản vay liên quan đến Vạn Thịnh Phát bà giao cho Nguyễn Phương Anh quản lư, ngoài ra không biết ai.
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét toàn diện vụ án, đồng thời cam kết "nếu SCB có nợ xấu hoặc thiệt hại ǵ th́ sẽ dùng toàn bộ tài sản hợp pháp của cá nhân và gia đ́nh để cơ cấu nợ xấu và khắc phục hậu quả". Ngoài tài sản đă thế chấp cho ngân hàng, bà c̣n nhiều tài sản khác như: cổ phần và các bất động sản chưa thế chấp, chuyển nhượng...
Ngoài bà Lan, trong 85 bị cáo c̣n lại có 45 cựu lănh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước bị VKSND Tối cao truy tố về các tội: Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Liên quan đến sai phạm tại Vạn Thịnh Phát, đến nay đă có 108 người, trong đó có 23 lănh đạo cấp vụ, cục và cán bộ cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra, giám sát ngân hàng, lănh đạo thanh tra, ngân hàng địa phương bị khởi tố.
Ngoài vụ án này, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đă tách hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền liên quan đến 22 bị can và vụ Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, đối với hai bị can người nước ngoài là cựu thành viên HĐQT SCB, tiếp tục điều tra xử lư sau.
|
|