Ông John Kirby cho biết. Tổng thống Mỹ Joe Biden cần có thẩm quyền pháp lư từ Quốc hội Mỹ để tịch thu các tài sản thuộc chủ quyền của Nga, những thẩm quyền hiện nay chưa có. “Chúng tôi vẫn cần thẩm quyền pháp lư lớn hơn từ Quốc hội để Tổng thống có thể hành động về vấn đề này”.
Theo ông Kirby, Mỹ hiện có ư định cùng với các đối tác phương Tây sử dụng “một phần” tài sản của Nga để đưa các quỹ này hỗ trợ Kiev.
Trước đó, Giám đốc truyền thông của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Julie Kozak đă cảnh báo rằng việc phương Tây tịch thu tài sản có chủ quyền của Nga có thể đe dọa hệ thống tiền tệ quốc tế và gây ra rủi ro bị trả đũa và kiện tụng. Theo IMF, bất kỳ hành động nào như vậy của phương Tây đều phải có “đầy đủ cơ sở pháp lư” nếu quyết định thực hiện như vậy.
Các nước không thân thiện đă áp đặt lệnh trừng phạt chống lại Nga kể từ tháng 2/2022; kết quả là cả tài sản có chủ quyền và quỹ của các nhà đầu tư tư nhân đều bị đóng băng. Dự trữ ngoại hối của Nga bị đóng băng với số tiền khoảng 300 tỷ USD. Gần như ngay lập tức đă có những lời bàn tán về việc các nước khác sẽ tịch thu những tài sản này để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Vào tháng 10/2022 các nhà lănh đạo EU đă chỉ thị cho Ủy ban Châu Âu chuẩn bị các đề xuất sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để tài trợ cho việc tái thiết Ukraina.
Điện Kremlin tuyên bố rằng việc đưa ra những quyết định như vậy “sẽ là một động thái vi phạm tất cả các quy tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”.
Bộ Ngoại giao Nga gọi việc đóng băng tài sản của Nga ở châu Âu là hành vi trộm cắp, lưu ư rằng EU nhắm mục tiêu không chỉ vào quỹ của các cá nhân mà c̣n cả tài sản nhà nước của Liên bang Nga.