Hai động thái bất ngờ của Armenia diễn ra chỉ trong ṿng vài tuần kể từ khi nước này gia nhập Ṭa án h́nh sự quốc tế (ICC) - nơi đă ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Putin.
Armenia đ́nh chỉ hiệp ước an ninh tập thể với Nga
Hăng tin Reuters (Anh) cho hay, trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 22/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố Armenia đă đ́nh chỉ việc tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu, bởi khối này "khiến Armenia thất bại".
"Hiệp ước An ninh Tập thể đă không hoàn thành các mục tiêu của ḿnh đối với Armenia, đặc biệt là vào năm 2021 và 2022. Chúng tôi không thể cứ để điều đó xảy ra mà không bận tâm" - Ông Pashinyan nói thông qua phiên dịch viên.
"Chúng tôi đă đ́nh chỉ tham gia hiệp ước (CSTO) và chờ xem chuyện ǵ xảy ra tiếp theo" - Ông Pashinyan cho hay.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu tại Điện Elysee, Paris, Pháp ngày 21/2. Ảnh: AFP
Ban thư kư của CSTO và Nga đều bất ngờ trước tuyên bố của ông Pashinyan. Trả lời tờ Azernews ngày 23/2, ban thư kư CSTO nói rằng, họ chưa hề nhận được bất cứ thông báo nào từ Yerevan về việc đ́nh chỉ tư cách thành viên trước khi tuyên bố của ông Pashinyan được đưa ra.
Điện Kremlin cũng đưa ra phản ứng tương tự. Người phát ngôn Dmitry Peskov nói: "Phía Armenia không có bất cứ hành động chính thức nào về vấn đề này. Chúng tôi sẽ liên hệ với các đồng nghiệp của ḿnh và làm rơ ư nghĩa của tuyên bố từ phía Armenia".
Bộ Ngoại giao Nga th́ nhấn mạnh rằng họ mong đợi từ Yerevan "những lời giải thích đầy đủ" thông qua các kênh song phương để nắm rơ "những ǵ thực sự đằng sau tuyên bố của ông Pashinyan".
Để NATO 'cắm cờ' ngay sân sau của Moscow
Trong một diễn biến gây kinh ngạc không kém, chỉ 1 ngày sau khi Armenia tuyên bố đ́nh chỉ hiệp ước an ninh tập thể với Nga, tờ Politico (Mỹ) cho biết, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Sébastien Lecornu và người đồng cấp Armenia Suren Papikyan đă gặp nhau tại thủ đô Armenia để "nêu bật mối quan hệ hợp tác quốc pḥng ngày càng sâu sắc giữa hai nước".
Trong chuyến thăm này, ông Lecornu đă mang theo lô kính nh́n đêm cho Armenia, đồng thời Yerevan đă kư hợp đồng mua súng trường tấn công do công ty PGM của Pháp sản xuất. Các cuộc thảo luận về việc cung cấp tên lửa tầm ngắn Mistral của liên doanh MBDA (trong đó Pháp là thành viên) cũng được tiến hành.
Với động thái này, Politico nhận định, Armenia đă để cho Pháp - một quốc gia NATO - "cắm cờ" ngay sân sau của Nga.
"Ưu tiên tuyệt đối của chúng tôi là giúp Armenia bảo vệ người dân của ḿnh. Yerevan đang t́m kiếm những đối tác thực sự giúp họ củng cố an ninh. Họ cần chúng tôi ngay lúc này nên chúng tôi có mặt ở đây" - Ông Lecornu nhấn mạnh.
Theo Politico, Armenia đang t́m kiếm sự hậu thuẫn chính trị, cũng như những sự giúp đỡ khác từ phía phương Tây nhằm biến quân đội từ thời Liên Xô của nước này trở thành một lực lượng có thể chống chọi tốt hơn với đội quân có quy mô lớn hơn và trang bị hiện đại hơn của Azerbaijan.
Trong thời gian gần đây, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đă bày tỏ thái độ thất vọng đối với mối quan hệ lâu dài giữa Armenia với Nga, đồng thời cho biết Armenia "không c̣n có thể dựa vào Nga" để đảm bảo nhu cầu quốc pḥng của ḿnh.
Đáng lưu ư hơn cả, các động thái trên của Armenia diễn ra chỉ trong ṿng vài tuần kể từ khi nước này chính thức gia nhập Ṭa án h́nh sự quốc tế (ICC) - nơi đă ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine.
Việc tham gia ICC đồng nghĩa với việc Yerevan hiện sẽ có nghĩa vụ bắt giữ nhà lănh đạo Nga nếu ông đặt chân lên lănh thổ Armenia.
"Quy chế ICC Rome chính thức có hiệu lực đối với Armenia vào ngày 1/2" - Đại diện về các vấn đề pháp lư quốc tế của Armenia Yeghishe Kirakosyan cho hay.
Lư do thực sự khiến Armenia đ́nh chỉ hiệp ước CSTO?
Lư giải về động thái của Armenia trong cuộc phỏng vấn với hăng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 24/2, ông Igor Korotchenko - Tổng giám đốc Viện nghiên cứu chiến lược Caspian có trụ sở tại Moscow cho hay, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đă "bí mật thảo luận" với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc rút khỏi CSTO.
Ông Korotchenko cho rằng, quyết định của Armenia là kết quả từ các thỏa thuận gần đây với Pháp và từ việc nước này bắt đầu chuyển hướng sang hợp tác quân sự với một số nước phương Tây.
Trước khi Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp tới Armenia, Thủ tướng Pashinyan đă có chuyến công du tới Paris và gặp gỡ Tổng thống Pháp Macron để thảo luận về vấn đề rời CSTO.
"Trong chuyến thăm Paris của ông Pashinyan từ ngày 10-11/2, vấn đề Armenia rút khỏi CSTO đă được thảo luận kín với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tất cả những ǵ ông Pashinyan đang làm là thực thi kế hoạch hành động đă được thống nhất với ông Macron" - Ông Korotchenko nói.
Theo vị chuyên gia, bản thân ông Pashinyan không muốn tiến hành các động thái đột ngột và sắc bén nào quá mức nhưng có một điều rơ ràng rằng, Armenia sẽ tăng cường hợp tác dần dần và vững chắc với các nước phương Tây, trong đó Pháp đóng vai tṛ "đối tác hàng đầu" và là "người dẫn hướng" cho Armenia.
Ông Korotchenko lưu ư rằng, trong chuyến thăm Paris của ông Pashinyan, cơ quan t́nh báo, Tổng cục An ninh đối ngoại (DSGE) của Pháp và cơ quan t́nh báo mới được thành lập của Armenia đă đạt thỏa thuận về việc trao đổi những dữ liệu liên quan tới 4 quốc gia, bao gồm Azerbaijan, Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Danh sách các dữ liệu cần trao đổi đă được thống nhất.
Pháp cũng sẽ truyền dữ liệu vệ tinh tới Armenia để chia sẻ cá thông tin về "t́nh h́nh quân sự và chính trị dọc theo chu vi biên giới của Armenia".
"Điều duy nhất khiến ông Pashinyan chưa đoạn tuyệt với CSTO và Nga là nền kinh tế, bởi hiện tại Armenia đang được hưởng một số ưu đăi từ Nga, đồng thời được hưởng mọi lợi ích khi là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu - một khối kinh tế khác trong khu vực" - Ông Korotchenko giải thích.
Theo vị chuyên gia, điều quan trọng với ông Pashinyan lúc này là phải tránh được các lệnh trừng phạt của Nga, v́ nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế Armenia sẽ chịu thiệt hại nặng nề.
VietBF@ Sưu tập