Tổng thống Belarus cho biết khoảng 32.000 binh sĩ NATO, hơn 1.000 xe bọc thép, 235 máy bay và trực thăng đă được triển khai gần biên giới Nga và Belarus."T́nh h́nh không hề yên b́nh trên lục địa châu Âu, kể cả ở gần biên giới của chúng tôi. Ở khu vực lân cận biên giới Belarus và Nga, khoảng 32.000 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang NATO và Mỹ đang đóng quân", Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết hôm 20/2.
Theo ông Lukashenko, hơn 1.000 xe bọc thép, khoảng 160 hệ thống pháo và súng cối, 235 máy bay và trực thăng của NATO và Mỹ cũng được triển khai gần biên giới Nga và Belarus.
Khoảng 90.000 binh sĩ NATO trong tháng 1 đă bắt đầu cuộc tập trận quân sự lớn nhất của liên minh kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Cuộc tập trận Steadfast Defender 2024 đă tăng hơn gấp đôi quy mô kể từ khi được công bố vào năm ngoái và được lên kế hoạch rơ ràng để chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga.
Theo một tuyên bố từ NATO, mục tiêu của cuộc tập trận là "kiểm tra và hoàn thiện các kế hoạch pḥng thủ của NATO nhằm tăng cường khả năng pḥng thủ của châu Âu trước một đối thủ ngang hàng".
Mặc dù Nga không được nêu tên trong thông báo tập trận nhưng NATO đă nêu rơ trong Khái niệm chiến lược năm 2022, một tài liệu xác định các thách thức an ninh mà khối quân sự này phải đối mặt, rằng "Nga đặt ra mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các đồng minh".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cảnh báo cuộc tập trận "cố t́nh nhằm leo thang căng thẳng, tăng nguy cơ xảy ra sự cố quân sự và cuối cùng có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho châu Âu".
Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, gần đây cảnh báo khối quân sự do Mỹ đứng đầu rằng họ phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột quy mô lớn với Nga trong ṿng 20 năm tới.
Trong khi đó, báo Bild ngày 14/1 tiết lộ, lực lượng vũ trang của Đức đang chuẩn bị một bản kế hoạch chi tiết cho cuộc xung đột giữa Nga và NATO, đỉnh điểm là việc triển khai hàng trăm ngh́n binh sĩ NATO khi cuộc chiến có thể nổ ra vào mùa hè năm 2025.
Theo kịch bản này, Nga sẽ tổ chức đợt tấn công nhằm vào NATO ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. Nước Mỹ được dự đoán tương đối dễ bị tổn thương trong giai đoạn này do tính chất của quá tŕnh chuyển giao quyền lực.
Trong khi Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg nói rằng khối này không nhận thấy mối đe dọa trực tiếp nào từ Nga vào lúc này th́ Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius lại cảnh báo rằng Đức nên sẵn sàng đẩy lùi một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga và kêu gọi các thành viên NATO tự trang bị vũ khí cho kịch bản xung đột.
Các báo cáo gần đây cũng cho biết lực lượng vũ trang châu Âu chưa sẵn sàng cho một cuộc đụng độ lớn với Nga. Năng lực pḥng thủ của những quốc gia này đă phần nào suy yếu khi liên tục phải dành sự trợ giúp cho quân đội Ukraine.
Các quan chức Nga đă nhiều lần bác bỏ các kế hoạch nhằm tấn công NATO, trong đó Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Moscow không có lợi ích ǵ khi làm như vậy. Tuy nhiên, Moscow đă bày tỏ quan ngại trong nhiều thập niên về việc NATO mở rộng tới biên giới của Nga, đặc biệt là nỗ lực của khối này nhằm kết nạp Ukraine.
|