Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 60 hôm 16/2 (Ảnh: AFP).
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bên lề Hội nghị An ninh Munich lần thứ 60 hôm 16/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng việc theo đuổi mục tiêu "tách khỏi Trung Quốc" cuối cùng sẽ phản tác dụng với Mỹ.
Ông Vương Nghị kêu gọi Washington dỡ bỏ "các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp" nhằm vào các công ty và công dân Trung Quốc, đồng thời không làm suy yếu quyền phát triển hợp pháp của Trung Quốc.
Hầu hết các lệnh trừng phạt gần đây của Mỹ đối với Trung Quốc được áp đặt vào năm 2018, khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump cấm các cơ quan Mỹ sử dụng thiết bị và dịch vụ của Huawei, hăng viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, v́ lo ngại tập đoàn này đang tạo điều kiện cho hoạt động gián điệp.
Căng thẳng leo thang hơn nữa vào tháng 10/2022, khi chính quyền Biden công bố các biện pháp hạn chế mới đối với việc bán công nghệ bán dẫn cho Trung Quốc, một bước nhằm ngăn chặn Bắc Kinh tiếp cận các công nghệ quan trọng.
Trong cuộc trao đổi với người đồng cấp Trung Quốc tuần này, Ngoại trưởng Blinken đề cập đến mối lo ngại về việc Trung Quốc bị cáo buộc hỗ trợ cho cơ sở công nghiệp quân sự của Nga.
Vào năm 2022, Mỹ đă áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số doanh nghiệp ở Trung Quốc sau khi Washington tuyên bố các doanh nghiệp này cung cấp sự hỗ trợ cho quân đội Nga trong bối cảnh xung đột Ukraine.
Trung Quốc nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ về việc nước này đang cân nhắc việc trang bị vũ khí cho Nga.
Kể từ khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022, Trung Quốc vẫn thúc đẩy hợp tác kinh tế với Nga. Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại giữa hai nước đă tăng 26,6% trong năm qua, đạt mức kỷ lục 240 tỷ USD.
VietBF@sưu tập