Tiếp viên Durairaj Santiran bị trượt ngă do vết dầu mỡ trên sàn bếp dẫn đến chấn thương cột sống, phải bỏ nghề, đang kiện Singapore Airlines đ̣i 1,32 triệu USD.
Nguyên đơn 35 tuổi đă đeo nẹp cổ khi đến Ṭa án thủ đô Singapore hôm 13/2, trong phiên xét xử dự kiến kéo dài 10 ngày.
Theo đơn kiện, Durairaj Santiran làm việc cho Singapore Airlines (SIA) từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2021. Trong chuyến bay từ San Francisco (Mỹ) dự kiến hạ cánh tại Singapore vào tối 6/9/2019, Durairaj Santiran thấy một vết dầu mỡ trên sàn bếp hạng phổ thông. Khoảng 2 tiếng rưỡi trước khi hạ cánh, anh trượt chân tại chỗ này và ngă ngửa, đập đầu xuống sàn.
Anh kiện SIA đă sơ suất v́ để nơi làm việc không an toàn cho nhân viên. Do vết thương ở cột sống, anh không đủ sức khỏe để tiếp tục làm tiếp viên hàng không.
Durairaj Santiran xuất hiện tại ṭa với nẹp cổ, hôm 13/2/ Ảnh: StraitsTimes
Những khoản bồi thường thiệt hại được yêu cầu bao gồm: 1,29 triệu SGD do mất thu nhập trong tương lai, 30.000 SGD do mất khả năng lao động và 150.000 SGD do chi phí y tế và di chuyển trong tương lai. Tổng số tiền nguyên đơn yêu cầu là 1,78 triệu SGD (1,32 triệu USD).
Các luật sư của nguyên đơn lập luận rằng hệ thống của SIA c̣n thiếu sót và nơi làm việc không an toàn. Trong khi SIA bác bỏ tuyên bố này và cho rằng không có ai khác, dù là hành khách hay phi hành đoàn, nh́n thấy vết dầu mỡ hoặc bị trượt ngă trên sàn nhà, ngoài nguyên đơn.
Hăng cho rằng không có vết dầu mỡ "trên sàn của bếp hạng phổ thông gần ḷ nướng bên cạnh đảo bếp" như cáo buộc.
Durairaj nêu bị trượt chân ngă khi đang "đi vào khu vực bếp trong khi đang chuẩn bị cho bữa ăn tiếp theo". Song SIA cho biết anh ta không thể đang chuẩn bị bữa ăn v́ thời gian chuẩn bị và xếp đồ ăn lên xe vẫn chưa bắt đầu. SIA do đó cho rằng toàn bộ câu chuyện về việc có một vết dầu mỡ khiến anh bị ngă là không có thật.
29 tấn tiền xu phế liệu được băng đảng ở Trung Quốc gia công thành tiền mới, thuê các nữ tiếp viên hàng hàng không xách tay suốt 4 năm tới Đức, đổi lấy 8,5 triệu USD. 20
Luật Singapore rất nghiêm khắc với các vi phạm an toàn lao động. Năm 2022, vấn đề an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngày càng trở thành mối lo ngại khi số trường hợp tử vong tại nơi làm việc đă lên tới 36 người.
Đạo luật An toàn và Sức khỏe Nơi làm việc (WSHA) ra đời năm 2006 và được sửa đổi năm 2022, đă nâng mức phạt với người sử dụng lao động không tuân thủ điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên.
Người/công ty phạm tội lần đầu có thể bị phạt tới 200.000 và/hoặc 2 năm tù. Một công ty sẽ bị phạt tối đa 1 triệu SGDD nếu tái phạm.
VietBF@ sưu tập