Trái cây giàu chất chống oxy hóa như việt quất, mâm xôi, dâu tây, lựu, cam quưt có thể giảm đau và viêm khớp.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 528 triệu người trên toàn thế giới sống chung với bệnh viêm xương khớp, khoảng 73% bệnh nhân trên 55 tuổi và 60% là nữ. Đầu gối là khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là hông và bàn tay. Dân số đang già đi, tỷ lệ mắc bệnh viêm xương khớp dự kiến gia tăng trên toàn cầu.
Bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết trong số các phương pháp quản lư viêm khớp không dùng thuốc, chế độ ăn khoa học và tập thể dục được khuyến nghị. Nhiều loại trái cây chứa polyphenol có thể pḥng ngừa và cải thiện các triệu chứng viêm khớp.
Polyphenol bao gồm anthocyanin, quercetin và nhiều loại axit phenolic. Đây là hợp chất chống oxy hóa mạnh giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào trong các tế bào viêm và các enzyme liên quan đến sản xuất các phân tử gây viêm khác.
Mâm xôi: Các hoạt chất chiết xuất từ mâm xôi cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm khớp bao gồm sưng mô, h́nh thành gai xương và giảm phá hủy khớp.
Việt quất: Có chứa hơn 40 hợp chất phenolic. Trong đó, axit chlorogen, malvidin, peonidin và cyanidin là các polyphenol chính mang lại tác dụng hiệp đồng chống viêm.
Ăn việt quất hàng ngày c̣n cải thiện cơn đau, dáng đi và t́nh trạng viêm ở người viêm khớp đầu gối có triệu chứng. Các hoạt chất chiết xuất từ việt quất có thể giảm sưng và phù nề mô, giảm các phân tử gây viêm khớp.
Lựu: Chứa hoạt tính chống oxy hóa cao hơn các loại trái cây khác nhờ hàm lượng ellagitannin và axit phenolic. Loại trái cây này c̣n rất giàu ellagitannin và tannin thủy phân, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm sưng, đau do bệnh viêm khớp.
Các chiết xuất lựu tạo ra một số tác dụng bảo vệ sụn, nhất là làm giảm biểu hiện huyết thanh (MMP), nhóm enzyme thoái hóa sụn, giảm nồng độ dịch khớp và huyết tương của các interleukin gây viêm.
Dâu tây: Polyphenol và anthocyanin có nhiều trong dâu tây cải thiện đáng kể t́nh trạng đau đầu gối và viêm khớp gối.
Ô liu: Đặc biệt là ô liu Nga chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học như phenolic, dồi dào nhất là các dẫn xuất của flavonoid (như isorhamnetin, kaempferol) và các axit phenolic (như axit 4-hydroxybenzoic và axit cinnamic). Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bớt đau khớp và các yếu tố hoại tử ở người lớn bị viêm khớp.
Trái cây họ cam: Cam, quưt, chanh, bưởi... rất giàu vitamin C có tác dụng ngăn ngừa viêm khớp và duy tŕ khớp khỏe mạnh. Trái cây họ cam c̣n cung cấp nhiều polyphenol (như hesperidin và naringenin) giúp giảm biểu hiện của các phân tử viêm trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bác sĩ Tiến cho biết bên cạnh dùng thực phẩm giàu polyphenol như nhóm trái cây kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các tinh chất thiên nhiên như chiết xuất vỏ cây liễu trắng, chiết xuất màng vỏ trứng, collagen peptide thủy phân, collagen type 2 không biến tính. Các tinh chất này góp phần điều ḥa miễn dịch, giảm sản xuất các chất gây viêm, bảo vệ và tái tạo màng hoạt dịch, sụn, xương dưới sụn, tăng độ dẻo dai, làm chậm quá tŕnh thoái hóa khớp.
Người bệnh viêm khớp nên kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo ph́, vận động phù hợp, pḥng ngừa bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến xương khớp. Nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và nên khám bệnh định kỳ để kiểm soát viêm khớp.
|