Bất chấp phản đối từ Việt Nam. Trung Quốc đă triển khai du lịch tại Hoàng Sa từ hơn 10 năm nay. Hoạt động này hiện đang diễn ra như thế nào?
Tháng 7/2012, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm ba khu vực mà họ gọi là Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và Trung Sa (Băi ngầm Macclesfield), là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa nước này và các nước lân cận. Trong đó, Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, Đài Loan.
Theo kế hoạch, du lịch là một trong những ngành được ưu tiên khai thác ở thành phố mới lập này. Một năm sau, những chuyến tàu đầu tiên đă bắt đầu chở du khách ra Hoàng Sa bất chấp phản đối từ Việt Nam.
Được quảng bá như Maldives của Trung Quốc, sau một thập kỷ triển khai, theo một thống kê của BBC Tiếng Việt, quần đảo này đă đón hơn 300.000 lượt khách du lịch. Trong đó, chỉ tính riêng năm 2023, con số này là gần 150.000 người. Mức tăng trưởng du khách b́nh quân hàng năm trước đại dịch Covid đạt trên 70%.
Tuy nhiên, màu xanh ngọc như biển Maldives không phải là sắc thái duy nhất của “tuyến du lịch Tây Sa”. Theo truyền thông Trung Quốc, quần đảo này c̣n là một điểm tham quan “đỏ”, tức gắn liền với các sự kiện cách mạng của Đảng Cộng sản. Với quần đảo này, đó là trận hải chiến với quân Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974.
Với đặc thù như vậy, trong một khảo sát của Học viện Hải dương nhiệt đới Hải Nam, gần 70% du khách trong tuyến này là người trung niên, tuổi từ 46-68.
Lướt các bài đăng về du lịch Hoàng Sa trên mạng xă hội Trung Quốc, có thể thấy được không ít người muốn một lần đến quần đảo này, hay như họ gọi là thỏa măn “Tây Sa mộng”. Nhưng không dễ để làm được điều đó.
Để đủ điều kiện tới Hoàng Sa, ngoài việc phải là công dân Trung Quốc (trừ người sinh sống tại Hồng Kông, Ma Cao) tuổi từ 10 đến 70, du khách c̣n phải khai vào một bản đăng kư, trong đó bao gồm cả những thông tin về các thành viên trong gia đ́nh, tên và địa chỉ nơi làm việc. Tờ khai cũng nêu rơ du khách phải là người chưa từng phạm pháp, chưa từng tham gia kích động lật đổ chính quyền hay là “thành viên của các tổ chức tà giáo có tư tưởng phản động”.
Do h́nh thức du lịch tự túc chưa được cho phép, du khách chỉ có thể đi theo đoàn. Hiện có hai tàu chính chở khách ra Tây Sa là Nam Hải chi Mộng và Trường Lạc Công Chúa. Cả hai đều xuất phát từ thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam. Tour phổ biến nhất là 3 ngày 4 đêm, với mức giá rẻ nhất từ gần 6.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 20 triệu đồng Việt Nam) mỗi người. Ngoài ra, c̣n có lựa chọn 8 ngày 7 đêm với giá thông thường trên 10.000 nhân dân tệ (trên 35 triệu đồng Việt Nam).
Theo lịch tŕnh năm 2024 được công khai trên các trang web đặt tour trực tuyến của Trung Quốc, hàng tháng mỗi tuyến tàu có từ 8 đến 10 chuyến khởi hành ra Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Sau hải tŕnh khoảng 13 tiếng từ Tam Á, tàu ra tới cụm đảo Lưỡi Liềm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Lạc), nơi từng xảy ra Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Từ đây, du khách xuống tàu nhỏ để tham quan 3 đảo được phép khai thác du lịch là băi Xà Cừ (Trung Quốc gọi là Ngân Tự), Ốc Hoa (Trung Quốc gọi là đảo Toàn Phú) và đảo Ba Ba (Trung Quốc gọi là Áp Công). Tuy nhiên, theo các nguồn tin tiếng Trung, từ nửa cuối năm 2023 đến nay, đảo Ba Ba đang tạm dừng đón du khách để bảo tồn hệ sinh thái.
Trong số ba đảo trên, băi Xà Cừ là đảo có đông dân cư và cơ sở vật chất tốt nhất. Trên đảo hiện có khoảng trên dưới 10 hộ dân sinh sống với đầy đủ điện, nước ngọt và cả internet. Lên đảo, du khách được ăn hải sản do ngư dân trực tiếp đánh bắt.
Đảo Ốc Hoa tuy được đánh giá là có băi biển đẹp nhất (không chỉ của Hoàng Sa mà c̣n xét trên toàn Trung Quốc), nhưng đây chỉ là một băi cát không có người cư trú. Hoạt động trên đảo chủ yếu là đi dạo biển và chụp h́nh kỷ niệm.
Giống như băi Xà Cừ, đảo Ba Ba có cư dân sinh sống, nhưng điều kiện cơ sở vật chất không tốt bằng. Theo mô tả, có khoảng 100 ngư dân thường xuyên đánh bắt xung quanh ḥn đảo này.
Ngoài các hoạt động đă nêu, tùy theo thời điểm và chính sách, du khách có thể được lặn ngắm san hô, thậm chí tham gia đánh bắt hải sản.