Nga đưa tổ hợp tác chiến điện tử Silok ra tiền tuyến để đánh chặn UAV của Ukraine nhưng Kiev lại dùng chính máy bay không người lái để phá hủy tổ hợp này.
Quân nhân Nga đứng bên một hệ thống Silok (Ảnh: Forbes).
Lực lượng Nga ở Ukraine triển khai thiết bị gây nhiễu vô tuyến Silok nhằm cắt đứt tín hiệu giữa máy bay không người lái Ukraine và quân nhân điều khiển chúng.
Tuy nhiên, Ukraine đă phá hủy một số tổ hợp Silok bằng chính UAV. Gần đây nhất, một UAV 4 cánh Mavic của đơn vị Aerobomber của Ukraine đă ném bom bằng lựu đạn vào một chiếc Silok gắn trên giá 3 chân, khiến nó bị phá hủy.
Nga được xem là cường quốc tác chiến điện tử hàng đầu thế giới, khi các tổ hợp do Moscow triển khai gây không ít thiệt hại cho đối phương. Chúng có thể ḍ tín hiệu, gây nhiễu, cắt đứt liên lạc, làm gián đoạn hoạt động của Ukraine.
Tuy nhiên, theo phía Ukraine, màn tŕnh diễn của Silok dường như không ấn tượng như những ǵ Nga tuyên bố.
Silok tự động phát hiện và gây nhiễu các liên kết vô tuyến của máy bay không người lái trong phạm vi lên tới 4km. Để pḥng thủ tĩnh, nó sẽ được đặt trên một giá ba chân. Khí tài này cũng có thể di chuyển trên một chiếc xe tải.
Nga nhận chiếc Silok đầu tiên vào năm 2018 và đă tiến hành các hoạt động diễn tập huy động khí tài trên tại khu vực Orenburg vào cùng năm. Theo phía Nga, chiếc Silok trong cuộc tập trận Orenburg đă giúp đẩy lùi bầy đàn 10 máy bay không người lái đang thực hiện cuộc tấn công giả định vào một sở chỉ huy.
Chưa rơ lư do chính xác tại sao Silok không đạt được hiệu suất cao trong nhiệm vụ gây nhiễu máy bay không người lái tại Ukraine.
Forbes cho rằng, binh sĩ điều khiển UAV của Ukraine đă áp dụng chiến thuật thường xuyên thay đổi tần số vô tuyến để qua mặt Silok.
Một giả thuyết khác là Silok có thể thiếu độ nhạy cần thiết để phát huy mối đe dọa đang lao tới ḿnh. Mặt khác, năm 2022, Ukraine từng tịch thu được một tổ hợp Silok nguyên vẹn của Nga. Họ có thể đă mổ xẻ và xem xét để t́m ra điểm yếu trên khí tài của Moscow nhằm t́m cách khắc chế.
VietBF@sưu tập