Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tin rằng, mọi quyết định liên quan đến việc tịch thu tài sản của Nga đều phải được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan đưa ra. Tuy nhiên, mọi việc cũng không đơn giản như thế...
IMF b́nh luận ǵ về khả năng tịch thu tài sản Nga bị phong tỏa? (Nguồn: Devdiscourse)
Trong khi đó, Tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu này đang phải theo dơi chặt chẽ các cuộc thảo luận đang diễn ra, nhằm đánh giá tác động tiềm tàng của những quyết định đó đối với hệ thống tiền tệ quốc tế.
Tuyên bố liên quan được Giám đốc bộ phận Truyền thông IMF Julie Kozak đưa ra khi trả lời câu hỏi của phóng viên tại Washington mới đây. “V́ vậy, trước tiên, tôi khẳng định, bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc tịch thu tài sản của Nga hoặc áp thuế đối với việc giữ tiền lăi từ những tài sản này đều do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan thực hiện”, Giám đốc Kozak nói.
Theo lời quan chức IMF, Tổ chức này đang theo dơi các cuộc thảo luận đang diễn ra và sự quan tâm đặc biệt của cơ quan này về những vấn đề như vậy là “để đánh giá những tác động kinh tế tiềm ẩn đối với bất kỳ quốc gia thành viên nào, hoặc những tác động đối với hệ thống tiền tệ quốc tế”.
Mà theo đó, bất kỳ đánh giá nào mà IMF đưa ra sẽ phụ thuộc chính xác và chi tiết vào bất kỳ hành động nào được thực hiện.
Đáng chú ư, Bloomberg mới đây đưa tin, chính quyền của Tổng thống Joe Biden về nguyên tắc đă ủng hộ một đề xuất luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu giữ khoảng 300 tỷ USD tài sản bị đóng băng của Nga, để giúp chi trả cho các nỗ lực tái thiết Ukraine.
Đề cập vấn đề này, ngày 11/1, đáp lại yêu cầu phản hồi của RIA Novosti, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh một lần nữa rằng, việc tịch thu tài sản hiện đang bị phong tỏa của Nga để tài trợ tái thiết Ukraine là "bất hợp pháp".
Đại diện Điện Kremlin cáo buộc Mỹ đang cố gắng gây áp lực cho các đồng minh châu Âu của ḿnh để thực hiện hành động này, "bởi v́ họ biết tài sản chính ở nước ngoài của Nga nằm ở châu Âu".
RIA dẫn lời ông Dmitry Peskov nêu rơ rằng, ở đây đang có một t́nh huống rất nghịch lư, “v́ phần lớn tài sản của chúng tôi nằm ở châu Âu chứ không phải ở Mỹ".
Quan chức Nga thẳng thắn cáo buộc, việc Washington ủng hộ những động thái như vậy là một "tuyên bố khiêu khích". Và rằng, châu Âu sẽ phải đối mặt với những hậu quả pháp lư “không thể tránh khỏi” nếu nhượng bộ trước áp lực của Mỹ.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và các đồng minh đă ra nhiều đ̣n kinh tế, trong đó, lập tức chặn đứng các giao dịch với Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nga, phong tỏa khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga ở phương Tây.
Người phát ngôn Điện Kremlin trước đó cũng cho biết, Moscow đă nắm trong tay danh sách tài sản của Mỹ, châu Âu và các nước khác, chúng sẽ bị tịch thu, nếu các nước phương Tây thúc đẩy kế hoạch tịch thu tài sản của Nga.
Các nhà lănh đạo của Nhóm G7 dự kiến sẽ nhóm họp vào tháng tới để thảo luận về một biện pháp pháp lư mới, cho phép tịch thu tài sản của Nga, hai nguồn thạo tin và một quan chức Anh cho biết vào cuối năm ngoái.
Người phát ngôn Điện Kremlin b́nh luận, bất kỳ động thái nào như vậy của phương Tây sẽ đều là hành vi "trộm cắp", vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu các đồng tiền dự trữ, hệ thống tài chính toàn cầu và nền kinh tế thế giới.
Ông Peskov cũng khẳng định, nếu các quốc gia tiếp tục mục tiêu thu giữ tài sản của Nga, điều này sẽ "làm suy yếu quyền lực của hệ thống tài chính toàn cầu" và ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, RIA cũng dẫn lời ông Peskov nói rằng, hiện tại Moscow chưa được thông báo về diễn biến này.