Mỹ và Anh đă chính thức khai hỏa tấn công lực lượng Houthi ở Yemen. Nhóm vũ trang này có ǵ trong kho tên lửa chống hạm để có thể đáp trả?
Lực lượng Houthi tổ chức duyệt binh ở Sanaa hôm 21/9/2023 trong đó giới thiệu nhiều loại vũ khí, bao gồm cả tên lửa chống hạm (Ảnh: Getty).
CNN đưa tin sáng 12/1, quân đội Mỹ và Anh đă tiến hành cuộc tấn công bằng chiến đấu cơ và tên lửa hành tŕnh Tomahawk nhằm vào hơn 10 mục tiêu của Houthi ở Yemen, bao gồm hệ thống radar, khu vực cất giữ máy bay không người lái (UAV), tên lửa đạn đạo và trận địa hỏa lực.
"Lúc này Mỹ, Anh và Israel đang tiến hành tấn công vào Hodeidah, Sanaa, Dhamar và Saada. Chúng tôi sẽ đáp trả họ", người phát ngôn của lực lượng Houthi, Abdulsalam Jahaf, xác nhận vào sáng 12/1.
Câu hỏi đặt ra là liệu Houthi có đáp trả Mỹ và Anh hay không và bằng cách nào.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) lần đầu tiên công bố nghiên cứu về kho tên lửa chống hạm của Houthi, trong đó đề cập chi tiết về 6 loại tên lửa đạn đạo và 6 tên lửa hành tŕnh mà Houthi - một nhóm vũ trang ở Yemen do Iran hậu thuẫn - đă sở hữu được kể từ năm 2014.
Điều đáng chú ư là Houthi tuyên bố rằng phần lớn kho tên lửa cũng như UAV của họ được phát triển nội địa, bất chấp những cáo buộc có sự tham gia Iran.
Việc đánh giá độc lập về khả năng thực tế của bất kỳ tên lửa nào trong số này đều khó thực hiện như nhau và cũng chưa rơ chính xác loại nào đă được sử dụng trong những cuộc tấn công trong và xung quanh Biển Đỏ kể từ tháng 10 năm ngoái.
Tuy nhiên, trong quá khứ, Houthi đă sử dụng nhiều loại tên lửa và UAV để chống lại mục tiêu trên bộ cũng như trên biển và những mối đe dọa mà kho vũ khí của họ đặt ra là rất thực tế.
Kho tên lửa đạn đạo chống hạm của Houthi
Lực lượng Houthi đă công khai ít nhất 6 loại tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) khác nhau và đều đă ra mắt trong các cuộc duyệt binh lớn trong những năm qua. Tất cả chúng đều có đầu ḍ quang - hồng ngoại giúp dẫn đường trong pha cuối khi công kích mục tiêu.
Asef (đôi khi c̣n được viết là Asif) là một biến thể đối hải của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh 313 của Iran - phát triển từ phiên bản chống hạm của Fateh 110 - có tầm bắn tối đa được báo cáo là gần 450km và có đầu ḍ quang - hồng ngoại, theo IISS.
Fateh 110 đă được kiểm chứng trong chiến đấu khi tấn công lực lượng Mỹ ở Iraq và các mục tiêu ở Syria.
Tankil dường như là một phiên bản của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Raad-500 của Iran được thiết kế để sử dụng chống hạm. Tankil nhỏ hơn Asef nhưng được đánh giá là có tầm bắn xa hơn, khoảng 500km.
Theo IISS, ngoài Asef và Tankil, Houthi c̣n có 3 loại ASBM nhỏ hơn là Faleq, Mayun và Al Bahr Al Ahmar.
Thông tin chi tiết về 3 tên lửa ASBM nhỏ nhất của Houthi rất hạn chế. IISS cho biết tầm hoạt động của Faleq chỉ dưới 140km. Thông tin về Mayun hoặc Al Bahr Al Ahmar thậm chí c̣n ít hơn.
Cuối cùng là Muhit - không bắt nguồn từ thiết kế của Iran - mặc dù rất có thể quốc gia đó đă hỗ trợ trong việc tạo ra nó. Muhit là phiên bản chống hạm của tên lửa pḥng không Qaher-2, được hoán cải từ loại SA-2 cũ của Liên Xô.
Nh́n chung, tên lửa đạn đạo lao vào tấn công mục tiêu ở tốc độ cao, đặt ra những thách thức rơ rệt cho lực lượng pḥng thủ so với các mối đe dọa từ trên không, như tên lửa hành tŕnh. Việc Houthi sử dụng ASBM cùng với tên lửa hành tŕnh chống hạm và UAV trong các cuộc tấn công hỗn hợp và phức tạp khiến những thách thức này càng nghiêm trọng.
Đồng thời, một số tên lửa đạn đạo chống hạm của Houthi có công nghệ cũ, không thể bay thấp và tốc độ tối đa nhỏ khiến chúng dễ bị đánh chặn hơn.
Điều này cho phép Hải quân Mỹ sử dụng các biến thể tên lửa pḥng không SM-2 vốn có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối hạn chế, thay v́ các loại SM-6 tiên tiến và đắt tiền hơn nhiều. Đồng thời, nó cũng đủ hiệu quả để không phải dùng đến tên lửa SM-3 tiên tiến có khả năng đánh chặn giữa đường bay.
Cần phải khẳng định, tên lửa đạn đạo có nhiều ưu điểm hơn tên lửa hành tŕnh chống hạm trong tấn công mục tiêu cỡ lớn, đặc biệt là tàu sân bay, chủ yếu nhờ tốc độ cao, gây khó khăn cho các hệ thống đánh chặn. Đồng thời, chúng có khả năng sống sót tốt hơn cũng như khả năng xuyên phá mục tiêu mạnh hơn tên lửa hành tŕnh rất nhiều.
Kho tên lửa hành tŕnh chống hạm của Houthi
Mặc dù việc sử dụng ASBM của Houthi mới diễn ra gần đây, nhưng nhóm này đă tấn công các tàu bằng tên lửa hành tŕnh từ nhiều năm trước. Tên lửa chống hạm đầu tiên mà họ sở hữu là P-21/P-22 do Liên Xô sản xuất dùng cho hệ thống tên lửa Rubezh và C-801.
P-21/P-22 và C-801 là tên lửa hành tŕnh đối hải có tầm bắn lần lượt khoảng 80 và 40km, đều sử dụng đầu ḍ radar chủ động để t́m mục tiêu. P-21/P-22 c̣n có khả năng dẫn đường hồng ngoại, cung cấp tùy chọn dẫn đường bổ sung có giá trị, đặc biệt trong các t́nh huống bị gây nhiễu điện tử mạnh.
IISS lưu ư các tên lửa P-21/P-22 và C-801 đă khá lạc hậu, tuy nhiên vẫn được Houthi trưng bày, không rơ liệu chúng có c̣n hoạt động hay không hoặc họ sở hữu bao nhiêu. Dù vậy, điều quan trọng hơn là lực lượng Houthi đă có trong tay những thiết bị mới, tốt hơn.
Theo IISS, các tên lửa hành tŕnh chống hạm có khả năng cao hơn mà Houthi có trong tay bao gồm tổ hợp Al Mandab 2, có vẻ là bản sao của Ghadir của Iran, nâng cấp từ tên lửa C-802 dẫn đường bằng radar của Trung Quốc, có tầm bắn ước tính là 300km.
Cũng có khả năng là Houthi có thể đă nhận được các biến thể C-802 trước đó của Iran, bao gồm Noor (một bản sao ít nhiều trực tiếp của tên lửa Trung Quốc) cũng như Ghader có tầm bắn tối đa 200km.
Các báo cáo cho rằng lực lượng Houthi đă sử dụng phiên bản C-802 của Iran để tiêu diệt tàu hậu cần tốc độ cao Swift của UAE ở gần eo biển Bab Al Mandeb vào năm 2016. Trong cùng năm, nhóm này cũng nhắm vào nhiều tàu chiến Mỹ trong cùng khu vực, vốn là một "nút cổ chai" có ư nghĩa chiến lược giữa Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Các tên lửa hành tŕnh chống hạm khác
Kho tên lửa hành tŕnh chống hạm của Houthi hiện bao gồm nhiều loại được cho là do Iran phát triển trong nước. Chúng bao gồm Sayyad và Quds Z-0, cả hai đều là biến thể hoặc phiên bản phái sinh của loại tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất Quds, dường như đă xuất hiện lần đầu tiên vào năm ngoái.
IISS cho biết: "Một phiên bản được cho là được trang bị đầu ḍ dẫn đường bằng radar (Sayyad) và phiên bản c̣n lại có đầu ḍ quang - hồng ngoại (Quds Z-0)... Cả hai hệ thống này có tầm bắn ít nhất 800km".
Houthi tuyên bố Quds Z-0 cũng có khả năng tấn công trên bộ. Đồng thời, nhóm này đă tích cực sử dụng liên tiếp các phiên bản có khả năng cao hơn của ḍng Quds kể từ năm 2019.
Năm ngoái, Houthi cũng tiết lộ một loại tên lửa hành tŕnh đối hải nhỏ hơn có tên Sejil (đôi khi c̣n được gọi là Sahil), thông tin chi tiết về loại tên lửa này cho đến nay vẫn c̣n rất hạn chế.
Có những báo cáo chưa được xác nhận rằng loại vũ khí này, cũng được cho là có nguồn gốc từ Iran, có tầm bắn gần 180km và mang đầu đạn nặng 100kg, nhưng vẫn chưa rơ nó được dẫn đường thế nào.
Sức mạnh tổng thể kho tên lửa đối hải của Houthi
Lực lượng Houthi ở Yemen rơ ràng đă tích lũy được một kho tên lửa chống hạm rất đa dạng, có thể sẵn sàng phóng bất cứ lúc nào. Việc nhóm này sử dụng ASBM trong hoạt động trong những tháng gần đây là đặc biệt đáng chú ư.
Tuy nhiên, trong ít nhất 26 sự cố riêng biệt trong và xung quanh Biển Đỏ kể từ tháng 10 năm ngoái, các cuộc tấn công của Houthi đă không đánh ch́m một con tàu nào hoặc gây thương vong lớn. Theo Hải quân Mỹ, nhóm này đă phóng ít nhất 62 tên lửa chống hạm và UAV trong các cuộc tấn công đó nhưng hầu hết chúng đều bị bắn hạ hoặc không bắn trúng được mục tiêu.
Tất cả những điều này chỉ có thể đặt ra câu hỏi về quy mô và khả năng chống hạm thực sự của Houthi, cũng như nhóm này có thể duy tŕ nhịp độ hoạt động hiện tại trong bao lâu.
Một trong những câu hỏi lớn nhất là Houthi tiến hành các cuộc tấn công chống tàu của họ như thế nào. Khi nói đến tên lửa của họ, đầu ḍ radar và thiết bị t́m kiếm quang - hồng ngoại cơ hữu sẽ giúp chúng nhắm mục tiêu trong pha cuối, nhưng trước tiên vẫn cần phải phóng chúng đến một khu vực chung được chỉ thị.
"Họ (Houthi) thiếu các công cụ t́nh báo, giám sát và trinh sát (ISR) tiên tiến, chẳng hạn như máy bay tuần tra hàng hải và vệ tinh để cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống chống hạm tầm xa", IISS nhận định.
"Tuy nhiên, Houthi sở hữu các khí tài ISR khác, bao gồm UAV, tàu dân sự cải trang để trinh sát, thông tin nguồn mở về giao thông hàng hải và dữ liệu được thu thập bởi Behshad - tàu chở hàng của Iran neo đậu ở Biển Đỏ - hoạt động như một căn cứ trinh sát và tác chiến tiền phương của IRGC. Có vẻ như Iran đă trang bị cho nhóm này các hệ thống radar cảnh giới bờ biển", báo cáo của IISS cho biết.
Điều đáng chú ư là phần mềm theo dơi tàu trực tuyến cho thấy Behshad đă thực hiện một số chuyển động bất thường vào khoảng thời gian xảy ra cuộc tấn công bằng tên lửa và UAV của Houthi vào ngày 10/1. Con tàu có vẻ như đang quay trở lại Iran.
Behshad lặng lẽ thay thế một tàu mẹ tương tự khác của IRGC ở Biển Đỏ, Saviz, sau khi con tàu này bị hư hại trong một cuộc tấn công được cho là do Israel thực hiện vào năm 2021.
"Kho dự trữ là một ẩn số lớn khác", báo cáo của IISS chỉ rơ. "Đơn giản là chúng tôi không biết họ đă tích lũy được bao nhiêu loại vũ khí khác nhau. Có thể nói rằng Iran dường như đă thiết lập được những phương thức khá chắc chắn để vận chuyển vũ khí đến Yemen, được chứng minh qua việc sử dụng các hệ thống tên lửa do Iran cung cấp".
Kho dự trữ bất kỳ loại tên lửa chống hạm nào khác nhau của Houthi phong phú đến mức nào sẽ là một yếu tố quyết định nhóm này có thể duy tŕ các cuộc tấn công trong bao lâu.
Dù vậy, nhóm vũ trang này đă thành công trong việc làm gián đoạn đáng kể hoạt động vận chuyển thương mại qua khu vực mang tính chiến lược đặc biệt này.
VietBF@sưu tập