Bốn kiểu ăn rau dưới đây sẽ gây hại cho sức khoẻ, bạn nên biết để tránh xa.
Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện Nghiên cứu và Tư vấn dinh dưỡng chia sẻ trên Báo điện tử VnExpess, rằng, rau cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để duy trì sức khỏe và tăng cường quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, bốn kiểu ăn rau bạn nên tránh vì có nguy cơ gây bệnh.
Ăn rau sống có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng.
Ăn rau sống
Nhiều người có thói quen ăn rau sống kèm các loại thực phẩm khác. Thực tế rau sống chưa qua chế biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm nhiễm các chất bảo quản, thuốc trừ sâu thuốc tăng trưởng.
Bên cạnh đó là rủi ro nhiễm khuẩn do quá trình rửa rau không sạch, hoặc môi trường dự trữ rau sống chưa đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài, những chất độc hại tích lũy dần trong cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Bạn chỉ nên ăn rau sống khi là rau tự trồng, rau organic hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Ngược lại, rau mua ngoài chợ, chưa rõ về quy trình trồng trọt và vận chuyển, tốt nhất nên nấu chín để dùng. Nhiệt độ và nước nóng có thể làm bay hơi một số chất hóa học có trong rau.
Ra quán ăn bún phở, nên yêu cầu chủ quán nhúng rau bằng nước nóng chứ không nên ăn rau sống.
Ăn rau để qua đêm
Nhiều gia đình có thói quen để lại phần rau ăn thừa từ tối hôm trước, sử dụng cho bữa sáng hoặc bữa trưa hôm sau. Tuy nhiên, một số loại rau xanh có thể chứa nhiều nitrat, để qua đêm hàm lượng nitrat sẽ dễ biến đổi thành nitrite, như súp lơ, rau bina, rau cải thìa, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, cần tây... chứa nhiều nitrat hơn các loại rau khác.
Nitrite không phải là chất quá độc hại nhưng thừa quá mức có thể tạo nitrosamine - chất gây ung thư. Tất nhiên, không phải loại rau nào cũng sinh nitrite sau khi để qua đêm. Nhưng để an toàn, bạn nên ăn hết sau một lần, tránh tăng lượng nitrite không cần thiết cho cơ thể.
Rau củ dập nát
Nhiều người có thói quen tiết kiệm, thường cố gắng tận dụng các loại rau củbị dập nát, thối, nấm mốc bằng cách cắt bỏ phần bị hỏng. Tuy nhiên, cách làm này không thể loại bỏ hoàn vi khuẩn, chất độc, đặc biệt là aflatoxin có trong chúng.
Aflatoxin là chất có độc tính cao do các loại nấm mốc sinh ra, độc tính gấp 68 lần asen, chỉ 1mg aflatoxin cũng có thể gây ung thư. Chất độc này ngấm vào toàn bộ rau củ bị nấm mốc, ngay cả phần không xuất hiện dấu hiệu nấm mốc và không mất đi sau khi nấu chín.
Trong khi đó, gan là cơ quan giải độc và trao đổi chất nên sẽ rất nhanh chóng bị aflatoxin “tấn công” khi xâm nhập vào cơ thể. Khi aflatoxin tích tụ với số lượng lớn có thể làm tổn thương mô gan, khiến nhân tế bào gan sưng tấy, thoái hóa mỡ, chảy máu, thậm chí hoại tử do viêm nhiễm.
Aflatoxin còn là chất gây ung thư mạnh, độc tính của nó thậm chí còn hơn cả asen và là một trong những thủ phạm gây ung thư gan phổ biến nhất.
Ăn nhiều rau củ muối
Rau củ muối chua giúp bảo quản rau lâu hơn, đồng thời đem lại hương vị chua nhẹ, hơi mặn, ngon miệng khi ăn kèm cơm. Tuy nhiên, ăn rau được chế biến theo hình thức này không được giới chuyên gia khuyến khích, vì nó chứa nhiều muối, không tốt cho huyết áp, đường huyết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thực phẩm càng chứa nhiều muối càng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, tăng sự phát triển của vi khuẩn HP và nguy cơ tạo thành ung thư.
Nhìn chung, rau củ muối chỉ nên sử dụng hạn chế. Thay vì đó, bạn nên chế biến bằng cách hấp, luộc.
VietBF@sưu tập