Rất nhiều người vẫn chưa biết v́ sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng củ mật, củ mật có phải là một loại củ nào đó ăn được hay không…
Người Việt Nam có nhiều cách gọi dành cho tháng cuối cùng của năm Âm lịch: Tháng 12 âm, tháng Chạp, tháng củ mật.
V́ sao gọi tháng Chạp là tháng củ mật?
Tháng củ mật là ǵ? Có phải là một loại củ như khoai, sắn… hay không? Thật ra, “củ mật” không phải tên một loại củ mà là từ Hán Việt có nghĩa là kiểm soát cẩn thận.
Trong đó, “củ” có nghĩa xem xét, kiểm soát (người xưa hay gọi là “củ soát”), mật” nghĩa là kín, khít. Như vậy củ mật có nghĩa là kiểm soát một cách cẩn thận, kín kẽ, không để thất thoát.
Người xưa gọi tháng Chạp là tháng củ mật bởi đây là khoảng thời gian “năm cùng tháng tận”, cần hết sức cẩn thận, tránh mất mát, sai sót và những chuyện trục trặc, đen đủi khiến năm mới mất vui.
Tháng Chạp là tháng mà ông cha ta ngày xưa nhắc nhau nhiều nhất về sự cẩn thận để tránh mất trộm. Cuối năm ai cũng mệt mỏi, bận rộn nên dễ mất cảnh giác, sơ suất, trong nhà lại thường có nhiều hàng hóa, tiền của, đồ đạc… hấp dẫn bọn trộm. Những kẻ đạo chích tranh thủ thời gian này để ra tay.
Tháng củ mật là ǵ? (Ảnh: Vietcetera)
Ngoài chuyện đề pḥng trộm cắp, một vấn đề cần “củ mật” nữa là hỏa hoạn. Mùa đông thời tiết hanh khô, mọi người lại nấu nướng nhiều hơn, cỗ bàn tiệc tùng cũng dễ sơ sểnh hơn, chỉ cần lơ là không để ư những đốm lửa nhỏ khiến đám cháy bùng lên th́ có khi nhà cửa, tài sản bị thiêu rụi. Thực tế xưa nay có rất nhiều vụ cháy nhà, cháy chợ xảy ra trong những ngày cuối năm Âm lịch.
Như vật, tháng củ mật có nghĩa là tháng của sự cẩn thận, tháng cần tỉnh táo, giữ ǵn, tránh sự bừa băi, tùy tiện kẻo hậu quả có thể rất lớn.
Tháng Chạp có nghĩa là ǵ?
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, chữ “chạp” là một biến âm của từ “lạp” trong tiếng Hán. Lễ tế thần vào dịp cuối năm âm lịch của người Trung Quốc xưa được gọi là Lạp, thế nên tháng này c̣n được gọi là Lạp nguyệt (nguyệt nghĩa là tháng). Khi nhắc tới chữ “lạp” tức là nói tới việc đi “lạp mả”, thăm nom, sửa dọn phần mộ tổ tiên để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán.
Trong tiếng Hán, “lạp” cũng có nghĩa là lễ tất niên, nghĩa này cũng liên quan đến tập tục kể trên.
Tháng 12 người Việt có nhiều lễ lạt cúng bái nên dần dần có từ “giỗ chạp”. Người Việt Nam cũng coi trọng việc thăm nom, chăm sóc mồ mả cha ông trong tháng cuối năm, để năm hết tết đến khi thắp hương mời tổ tiên về nhà ăn tết th́ phần mộ đều được tươm tất, thể hiện sự nhớ ơn và t́nh cảm ấm áp của gia đ́nh, họ tộc.
Một cách lư giải khác: Chữ “lạp” trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thịt. Tháng cuối năm là thời gian người ta tích trữ các loại thực phẩm để đối phó với mùa đông rét mướt, và cũng để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. Trong đó, thịt là loại thực phẩm quư giá, quan trọng. Chữ “lạp” trong “lạp xường” (hay lạp xưởng) cũng mang nghĩa này.