Ngày 8/1, tàu đổ bộ mặt trăng đầu tiên của Mỹ trong 50 năm qua mang tên Peregrine Mission 1 của công ty Astrobotic Technology đă được phóng từ Florida, làm nóng cuộc đua vào vũ trụ của các công ty tư nhân.
Tên lửa Vulcan mang theo tàu đổ bộ Peregrine được phóng từ Tổ hợp Phóng 41 tại Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral ở Florida ngày 8/1/2024. Ảnh: Florida Today
Theo hăng tin AP, tàu đổ bộ Peregrine của Astrobotic được phóng trên một tên lửa hoàn toàn mới mang tên Vulcan của Uniter Launch Alliance (ULA) vào lúc 2h18 sáng ngày 8/1 theo giờ địa phương từ Tổ hợp Phóng 41 tại Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral ở Florida. Tàu đổ bộ dự kiến sẽ trải qua hành tŕnh kéo dài khoảng 46 ngày để đến được bề mặt Mặt trăng vào 23/2 tới.
Thông cáo của NASA cho biết tàu đổ bộ sẽ mang theo một số thiết bị khoa học của cơ quan này và sẽ dành khoảng 10 ngày thu thập dữ liệu khoa học có giá trị cho công tác nghiên cứu, từ đó mở đường cho sứ mệnh Artemis. Với sứ mệnh Artemis mới nhất, NASA có kế hoạch đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt trăng trong ṿng vài năm tới. Lần cuối cùng Mỹ thực hiện sứ mệnh đổ bộ lên Mặt trăng là vào tháng 12/1972.
Cụ thể, các thiết bị của NASA sẽ nghiên cứu tầng ngoài của Mặt trăng, tính chất nhiệt của lớp regolith, lượng hydro dồi dào trong đất tại địa điểm hạ cánh và tiến hành giám sát môi trường bức xạ. Những dữ liệu trên sẽ giúp cơ quan này hiểu rơ hơn về các quá tŕnh và sự tiến hóa của vệ tinh này, t́m kiếm bằng chứng về nước và các tài nguyên khác, đồng thời hỗ trợ hoạt động khám phá bền vững, lâu dài của con người.
Nhận định về vụ phóng, AP dẫn lời Giám đốc điều hành Astrobotic John Thornton chia sẻ: “Chúng tôi rất rất rất phấn khích. Chúng tôi đang trên đường tới Mặt trăng”. Hiện công ty đang đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên hạ cánh thành công lên mặt trăng, điều mà chỉ có 4 quốc gia làm được.
Liên Xô và Mỹ đă thành công thực hiện một chuỗi các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng thành công trong những năm 1960 và 1970. Trung Quốc trở thành quốc gia gia nhập danh sách này vào năm 2013 và tiếp đó là Ấn Độ vào năm 2023. Nga cùng một công ty tư nhân tại nhật Bản đă từng cố gắng thực hiện điều tương tự vào năm 2023 nhưng không thành công.
Ngoài việc mang theo các thiết bị nghiên cứu cho NASA, Astrobotic c̣n tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của riêng ḿnh. Trong chuyến bay này, tàu đổ bộ Peregrine mang theo nhiều đồ vật, từ một mảnh đá trên đỉnh Everest tới những chiếc ô tô mô h́nh từ Mexico cùng tro và DNA của những người đam mê không gian đă qua đời, bao gồm cả nhà sáng tạo phim “Star Trek” Gene Roddenberry và nhà văn khoa học viễn tưởng Arthur C. Clarke.
Giá vé vận chuyển hàng hóa cho Peregrine dao động từ vài trăm USD đến 1,2 triệu USD/kg, gần như không đủ để Astrobotic ḥa vốn. Tuy nhiên đối với chuyến bay đầu tiên này, ông Thornton nhận định đây không phải là vấn đề.
Hăng tin AP dẫn lời ông cho biết: “Ước mơ và hy vọng của rất nhiều người đang trên điều này”.
H́nh ảnh tên lửa Vulcan rời bệ phóng tại Florida ngày 8/1/2024. Ảnh: NASA