Bạn đọc hỏi, nhiều người cho rằng rượu thuốc có lợi cho sức khỏe nên cần uống thường xuyên, điều này có đúng? (Vũ, 45 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Rượu, nếu uống với liều lượng hợp lư, có nhiều ưu điểm như thông huyết mạch, nhuận da, máu điều ḥa, hỗ trợ thần kinh khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn. Tuy nhiên, uống rượu quá nhiều sẽ nguy hại cho sức khỏe, rượu thuốc cũng vậy.
Rượu thuốc có ưu điểm là mùi vị thơm ngon, dễ uống, tiện lợi, tương đối hợp khẩu vị v́ trong rượu thuốc phần lớn đều pha đường và mật, công dụng trị bệnh, bồi bổ. Uống rượu thuốc, cơ thể hấp thu nhanh, nhanh chóng phát huy tác dụng điều trị.
Rượu thuốc tác dụng hoạt huyết, thư giăn gân cốt, thông kinh lạc, bổ hư cường tráng, tác dụng tẩm bổ khí huyết, ôn thận tráng dương, khỏe tim an thần. Một số loại rượu bổ tỳ ích khí như rượu nhân sâm, rượu đương quy hoàng kỳ, rượu bổ trường thọ, rượu sâm quế dưỡng vinh. Rượu bổ thận tráng dương gồm ượu bao tử dê, rượu quy bản, rượu sâm nhung, rượu tam tiên. Rượu bổ tâm an thần gồm rượu ngũ vị tử, rượu nhân sâm ngũ vị tử.
Tuy nhiên, không phải cứ uống rượu thuốc thường xuyên sẽ tốt mà cần suy xét t́nh trạng thân thể của bản thân. Mỗi loại thuốc khi ngâm với rượu sẽ có công dụng khác nhau. Do vậy khi uống rượu thuốc bạn phải tuân thủ theo nguyên tắc đúng bệnh, đúng người, đúng liều lượng. Trong khâu bào chế cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu uống bừa băi sẽ gây tổn hại cơ thể.
Những người không quen uống rượu khi dùng rượu thuốc nên bắt đầu với lượng nhỏ. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoặc trong thời kỳ hành kinh không nên uống rượu thuốc. Người cao tuổi cơ thể suy yếu, lượng rượu thuốc cần giảm bớt. Đối với tuổi nhi đồng, công năng sinh lư của cơ thể chưa hoàn thiện, dễ bị tổn hại bởi cồn, dễ bị trúng độc cồn, có thể viêm loét dạ dày, tổn thương gan, năo, không nên uống rượu thuốc.
Người cao tuổi khí huyết hư nhược nói chung, có thể chọn rượu thuốc bổ cả khí và huyết. Những người thân thể gầy yếu nên dùng rượu tư âm bổ huyết, trong khi người béo nên dùng rượu thuốc bổ tâm an thần.
VietBF@ sưu tập
|