Cơ thể chúng ta cần carbohydrate - đường, tinh bột và chất xơ - để tạo năng lượng. Nhưng lượng carbs bạn cần mỗi ngày có thể khác nhau, đặc biệt là khi mắc bệnh đái tháo đường.
1. Carbs và lượng đường trong máu
Carbohydrate (carbs) cung cấp nhiên liệu để duy tŕ hoạt động của cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs thành glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Glucose di chuyển vào máu và lượng đường trong máu tăng lên. Tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin và cơ thể chúng ta cần insulin để đưa glucose vào tế bào. Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường gặp vấn đề với insulin, insulin khiến cơ thể không thể sử dụng được glucose làm cho glucose tăng cao trong máu.
2. Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng carbs ăn vào
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên khoa Nội tiết, để kiểm soát lượng đường trong máu th́ bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh đái tháo đường cần phải chú ư đến việc lựa chọn cũng như tiêu thụ carbs một cách hợp lư.
Ngoài việc đảm bảo đủ dinh dưỡng, người bệnh đái tháo đường phải kiểm soát lượng carbs ăn vào (v́ carbs ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu), đồng thời tăng cường thực phẩm giàu chất xơ , vitamin và khoáng chất.
Thực phẩm giàu carbs tinh chế sẽ làm tăng đột biến đường trong máu.
Xác định được số lượng và loại carbs nên ăn là ch́a khóa để quản lư lượng đường trong máu. Đồng thời cân bằng carbs với các chất dinh dưỡng khác như protein cũng có thể làm giảm tác động lên lượng đường trong máu.
Tùy t́nh trạng cụ thể, người bệnh đái tháo đường cần được bác sĩ khám và tư vấn để xác định xem cần ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày. Hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ nhận được khoảng 50% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Điều này có nghĩa là một người ăn 1.600 calo mỗi ngày sẽ ăn khoảng 800 calo từ carbs. V́ carbs cung cấp 4 calo mỗi gam nên lượng carb này được chia thành 200 gam carbs mỗi ngày.
Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ lưu ư, không có tỷ lệ phần trăm chính xác lượng calo từ carbs, protein và chất béo mà những người mắc bệnh đái tháo đường cần ăn. Nhưng có một cách để t́m ra lượng carbs lư tưởng là kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn. Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi mục tiêu 2 giờ sau bữa ăn là phù hợp. Nếu lượng đường trong máu cao hơn, người bệnh cần điều chỉnh kế hoạch bữa ăn của ḿnh.
3. Nên chọn loại carbs nào?
Chọn carbs phức tạp
Carbohydrate có 3 dạng là đường, tinh bột và chất xơ. Tuy nhiên sự tác động của các loại carbs không giống nhau. Người bệnh đái tháo đường nên chọn những loại carbs phức tạp thay v́ carbs tinh chế đơn giản đă được xử lư và loại bỏ các chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Hầu hết các loại thực phẩm chế biến và đóng gói đều được làm từ carbs tinh chế như: bánh ḿ trắng, bánh ngọt, bánh quy, ḿ ống…
Carbohydrate phức tạp là loại tinh bột đốt cháy chậm hơn. Loại carbs này có nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản, đồng thời có nhiều chất xơ hơn, có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Những thực phẩm chứa carbs phức tạp bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt , gạo lứt, yến mạch, diêm mạch, lúa mạch, rau, trái cây...
Ngũ cốc nguyên hạt là loại carbs phức tạp tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Dựa vào chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết (Gl) là một hệ thống xếp hạng thực phẩm dựa trên tốc độ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Thực phẩm có GI cao như carbs tinh chế khi ăn vào cơ thể sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu rất nhanh, sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh hơn thực phẩm có GI thấp như carbs phức tạp.
Các loại thực phẩm phổ biến có chỉ số đường huyết thấp (GI<55) bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, các loại khoai củ; các loại rau không chứa tinh bột; các loại trái cây như: táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi…
Ăn bữa sáng ít carbs
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng, ăn một bữa sáng lành mạnh có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến. Ăn bữa sáng ít carbs có thể giúp cải thiện cân nặng và lượng đường trong máu.
Bữa ăn sáng tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường là một bữa ăn ít tinh bột, giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Ăn bữa sáng ít carbs sẽ giảm thiểu phản ứng glucose và giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt cả ngày. Protein và chất béo giúp chúng ta no lâu, từ đó dẫn đến ăn ít calo hơn trong ngày. Thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp làm chậm phản ứng glucose sau bữa ăn và cân bằng lượng đường trong máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường.
VietBF@ sưu tập