Mỹ vội vă 'dập lửa' cuộc chiến mới giữa Israel-Hezbollah. Việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bay tới Trung Đông trong tuần này đă thể hiện nỗ lực của Washington nhằm dập tắt những "tia lửa" của một cuộc chiến mới dọc biên giới Israel-Liban.
Một người lính Israel mặc áo in h́nh thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah làm nhiệm vụ tại phía Bắc Israel ngày 4/1. Ảnh: AFP
Theo tạp chí Newsweek, cuộc giao tranh kéo dài nhiều tháng qua giữa quân đội Israel và phong trào Hezbollah ở Liban có nguy cơ chuyển biến thành một cuộc xung đột mới, gây chia rẽ thêm cho khu vực vực Trung Đông.
Trước thềm chuyến công du của ông Blinken, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố ngắn gọn: “Sẽ không có lợi cho bất kỳ ai không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào trong khu vực, không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới - khi cuộc xung đột này leo thang hơn mức hiện tại”.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sắp trở lại Trung Đông sau một tuần đầy biến động xảy ra, trong đó có vụ thủ lĩnh cấp cao của Hamas Saleh al-Arouri bị ám sát bằng máy bay không người lái tại thủ đô Beirut của Liban. Nhân vật Arouri này được cho là đóng vai tṛ cầu nối trong mối quan hệ của Hamas với Hezbollah và Iran.
Trong khi đó, vụ nổ bom ở thành phố Kerman phía Nam Iran ngày 3/1 khiến gần 100 người thiệt mạng đă khiến Tehran rơi vào t́nh trạng nguy hiểm. Iran - vốn đă có những lời lẽ gây hấn với Mỹ và Israel - đổ lỗi cho các hai nước về vụ thảm sát. Tuy nhiên nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đă lên tiếng nhận trách nhiệm đánh bom liều chết ở Iran.
Ông Michael Milshtein - cựu lănh đạo Cục Các vấn đề về Palestine thuộc Cơ quan T́nh báo Quân sự Israel - đánh giá chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken gần như là cơ hội cuối cùng để thúc đẩy bất kỳ động thái chính trị nào ở Liban. “Tôi không lạc quan”, ông nói thêm.
Bóng ma chiến tranh
Lực lượng Hezbollah đang nắm quyền kiểm soát bối cảnh chính trị của Liban. Và trên thực tế, nhóm này cũng đang kiểm soát phần phía Nam của đất nước, trong đó có vùng biên giới với Israel.
Vụ sát hại thủ lĩnh Saleh là vụ ám sát đầu tiên bị nghi ngờ do Israel tiến hành ở Liban kể từ năm 2013. Đó có thể là tín hiệu mạnh mẽ củng cố những cảnh báo gần đây từ các quan chức Israel rằng họ chấp nhận sự hiện diện và hoạt động của Hezbollah dọc biên giới chung.
Israel không xác nhận hay phủ nhận sự liên quan đến các vụ việc trên. Tuy nhiên, thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah đă thề rằng nhóm này sẽ không im hơi lặng tiếng sau vụ sát hại Saleh.
Ông Milshtein cho rằng thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah sẽ không bỏ cuộc sau chuyến thăm của ông Blinken cũng như sau tất cả những nỗ lực xoa dịu của chính quyền Mỹ.
"Có sự đồng thuận tương đối rộng răi giữa các chính trị gia, quân đội và công chúng ở Israel rằng nếu Nasrallah không linh hoạt hơn, nếu ông ta không từ bỏ th́ cần phải thúc đẩy một động thái quân sự nhằm cải thiện t́nh h́nh ở phía Bắc Israel”, chuyên gia trên nhấn mạnh.
Vụ xâm nhập ngày 7/10 của Hamas vào miền Nam Israel đă thúc đẩy nhận thức mới về bảo vệ an ninh ở quốc gia này. Israel yêu cầu Hezbollah phải tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2006 về việc cấm nhóm này hiện diện ở phía Nam sông Litani, cách biên giới Israel khoảng 40km về phía Bắc.
Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Tzachi Hanegbi tuyên bố: “T́nh h́nh ở miền Bắc phải được thay đổi. Nếu Hezbollah đồng ư thay đổi mọi thứ thông qua ngoại giao th́ rất tốt. Nhưng tôi không tin là sẽ như vậy”.
Thủ lĩnh Nasrallah cho đến nay vẫn đang “tiến thoái lưỡng nan” giữa tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của Hamas chống lại Israel, đồng thời t́m cách tránh né một cuộc đối đầu rộng hơn có thể làm xói ṃn vị thế hùng mạnh của Hezbollah tại Liban.
Bài học kinh nghiệm rút ra năm 2006, khi Hezbollah đột kích xuyên biên giới Israel dẫn đến một vụ giao tranh lớn, là điều đang được thủ lĩnh Hezbollah cân đo đong đếm.
“Lính cứu hỏa” Mỹ
Tổng thống Biden đang triển khai nhiều chính sách ở Trung Đông. Mỹ đang dẫn đầu sáng kiến liên minh an ninh quốc tế bảo vệ Biển Đỏ khỏi lực lượng Houthi ở Yemen, trong khi các lực lượng Mỹ cũng tiến hành các vụ tấn công ăn miếng trả miếng với một loạt nhóm vũ trang ở Syria và Iraq.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller lưu ư: "Chúng tôi vẫn vô cùng lo ngại, như chúng tôi đă lo ngại ngay từ đầu, về nguy cơ xung đột lan sang các mặt trận khác, cả bên trong Israel, cho dù đó là ở phía Bắc hay ở Bờ Tây, hay bên ngoài Israel”.
Mỹ đă nhiều lần kêu gọi Israel không châm ng̣i những làn sóng đối đầu mới. Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói với Newsweek: “Tổng thống Biden đă nói rơ rằng chúng tôi không ủng hộ cuộc xung đột mở rộng sang Liban. Ngay từ đầu, thông điệp của ông ấy gửi tới bất kỳ kẻ nào đang t́m cách lợi dụng t́nh h́nh là chớ làm như vậy”.
Hezbollah đă lọt vào tầm ngắm của Israel kể từ ngày 7/10, theo nguồn tin của The Wall Street Journal. Khi đó, Tổng thống Biden đă thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tạm dừng kế hoạch tấn công lực lượng của Liban.
“Tôi vẫn tin tưởng nền tảng trong chiến lược của Israel coi Mỹ là người bảo vệ, là người bạn tốt nhất và đồng minh của họ. Thủ tướng Israel không thể từ bỏ điều đó”, ông Michael Allen – người từng là trợ lư đặc biệt của Tổng thống George W. Bush và Gám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia – kết luận.
VietBF@ sưu tập