Nha đam có tác dụng hạ đường huyết, giảm cholesterol xấu trong máu, có lợi cho người bị tiểu đường để kiểm soát bệnh.
Nha đam (lô hội) là loại cây mọng nước, được trồng nhiều ở các nước có khí hậu ấm áp. Nha đam chứa chất có tác dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị táo bón, đau bụng, huyết áp cao... Nó cũng được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm và làm đẹp.
Có hai chất từ nha đam là gel trong suốt và mủ màu vàng được sử dụng trong các sản phẩm y tế. Loại gel trong thường dùng bôi lên da để giảm bỏng, trị bệnh vẩy nến và làm đẹp. Mủ nha đam có thể dùng bằng đường uống để chữa táo bón, chữa nhiều bệnh khác.
Một số nghiên cứu c̣n cho thấy nha đam có thể giúp giảm mức đường huyết.
Năm 2011, Trường Đại học Nông nghiệp Punjab, Ấn Độ, thực hiện nghiên cứu trên 90 người bệnh tiểu đường type 2. Theo đó, người tham gia được chia thành ba nhóm, gồm nhóm dùng 100 mg, 200 mg và không dùng bột gel nha đam mỗi ngày, trong ba tháng.
Kết quả nhóm dùng 200 mg có sự cải thiện nhiều nhất về các dấu hiệu sức khỏe so với hai nhóm c̣n lại. Những bệnh nhân này có mức đường huyết lúc đói giảm hơn 15%, cholesterol toàn phần giảm khoảng 10% và cholesterol xấu (LDL) hạ xuống gần 15%. Các nhà nghiên cứu kết luận gel nha đam có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và hạ lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Đánh giá năm 2016 của Trường Đại học Pacific, Mỹ, dựa trên 9 nghiên cứu với 283 người tham gia, cho thấy bổ sung nha đam đường uống làm giảm đường huyết lúc đói và mức A1C (đường huyết trung b́nh trong ba tháng).
Nha đam được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm và làm đẹp. Ảnh: Freepik
Phân tích tổng hợp năm 2016 trên 24 nghiên cứu với 534 người tham gia của Trường Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc, chỉ ra người bị tiểu đường type 2 dùng chất bổ sung nha đam có mức A1C, đường huyết lúc đói giảm lần lượt là 0,4% và 30 mg/dl.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Mahidol, Thái Lan, phân tích 8 nghiên cứu trên 470 bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường type 2, phát hiện nha đam có lợi trong kiểm soát đường huyết và quản lư bệnh. Theo các tác giả, chất bổ sung nha đam có thể làm giảm sự hấp thu glucose (đường) vào hệ tiêu hóa sau bữa ăn, kích thích phân hủy và ngăn ngừa sản xuất đường.
Theo Trung tâm Sức khỏe bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, nha đam không được coi là phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường type 2 sử dụng thuốc hạ đường huyết nên cẩn thận khi dùng nha đam qua đường uống. Nếu kết hợp cả hai có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống nghiêm trọng (hạ đường huyết).
Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, người bệnh bị mệt mỏi, run rẩy, đổ mồ hôi và nhịp tim không đều. T́nh trạng nặng hơn có thể gây lú lẫn, mờ mắt, co giật, mất ư thức. Nha đam c̣n có tác dụng nhuận tràng nên làm giảm sự hấp thu, từ đó khiến hiệu quả của thuốc uống giảm.
Nếu muốn dùng nha đam để hỗ trợ điều trị tiểu đường, người bệnh nên hỏi bác sĩ, đồng thời theo dơi đường huyết thường xuyên.
Theo Hệ thống y tế Mayo Clinic, Mỹ, dùng 1 g mủ nha đam trong vài ngày có thể gây tổn thương thận và nguy hiểm tính mạng. Một số trường hợp ăn loại cây này bị tiêu chảy, đau bụng và chuột rút, yếu cơ.
VietBF@sưu tập