Bên cạnh các dự án chế tạo vũ khí như xe tăng, máy bay..., trùm phát xít Hitler hạ lệnh cho các nhà khoa học phát triển bom hạt nhân với hy vọng vũ khí hủy diệt này sẽ góp phần đánh bại quân Đồng minh.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, một số tài liệu được giải mật cho thấy chính quyền trùm phát xít Hitler đă đến rất gần việc chế tạo thành công bom hạt nhân.
Mỹ và các nước Đồng minh đă t́m thấy hơn 600 khối uranium đă được sử dụng trong chương tŕnh chế tạo ḷ phản ứng hạt nhân của Đức quốc xă vào những năm đầu 1940.
Timothy Koeth, nhà nghiên cứu tại trường Đại học Maryland (Mỹ), và các cộng sự đă dành nhiều thời gian nghiên cứu về chương tŕnh hạt nhân của phát xít Đức.
Theo đó, nhóm của giáo sư Timothy cho hay Đức quốc xă có thể đă thực sự tạo ra được một ḷ phản ứng hạt nhân trong Chiến tranh thế giới 2 mặc dù việc hoàn tất nhiệm vụ của các đội nghiên cứu riêng rẽ đă ảnh hưởng tới thành công của chương tŕnh nguyên tử.
Trong giai đoạn cuối của Thế chiến 2, các nhà khoa học Đức quốc xă đă t́m cách xây dựng một ḷ phản ứng hạt nhân mang mật danh B-VIII ở Berlin. Sau đó, kế hoạch có sự thay đổi khi địa điểm được đổi thành thị trấn Haigerloch.
Pḥng thí nghiệm của Đức quốc xă nằm bên dưới một nhà thờ ở thị trấn Haigerloch. Trước đó, nơi này từng là một hầm bia và khoai tây được cải tạo. Ngày nay, di tích của cơ sở dưới ḷng đất này được gọi là Bảo tàng Atomkeller, hằng ngày mở cửa đón khách tham quan.
Hàng trăm khối uranium được đặt ở lơi của ḷ phản ứng B-VIII, bên ngoài là lớp vỏ than ch́ bọc kim loại. Lớp vỏ này về sau được xác định là nằm bên trong một bể nước lớn bằng bê tông.
Mặc dù có hơn 600 khối uranium đặt tại cơ sở ở Haigerloch nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện có khoảng 400 khối uranium khác cũng được đưa tới Đức và thuộc sở hữu của tổ chức nghiên cứu Gottow. Họ cho rằng nếu tất cả khối uranium được tập trung vào một chỗ th́ các nhà khoa học Đức quốc xă có thể đă vận hành tốt ḷ phản ứng ở Haigerloch và đến gần với việc tạo ra bom hạt nhân.
Tuy nhiên, chính quyền Hitler không thể chế tạo thành công bom nguyên tử bởi thiếu nước nặng để khiến ḷ phản ứng hoạt động. Điều này xuất phát từ việc quân Đồng minh đă cho nổ tung cơ sở sản xuất nước nặng của Đức quốc xă bên trong Nhà máy thủy điện Vemork ở Telemark, Na Uy vào năm 1943.
Thêm nữa, các lực lượng kháng chiến Na Uy đánh đắm tàu chở toàn bộ nước nặng dự trữ c̣n lại khi chúng đang trên đường đưa về nước Đức. Cuối cùng, phát xít Đức liên tiếp bị đánh bại trên các chiến trường vào cuối năm 1944, đầu năm 1945 nên kế hoạch nghiên cứu bom hạt nhân bị bỏ dở giữa chừng.