Thơm ngon, đẹp mắt và chứa nhiều dược tính, lựu là một món quà thực sự của thiên nhiên được các tôn giáo, nền văn hóa trên toàn cầu tôn sùng và thần thoại hóa trong lịch sử.
Người Hy Lạp cổ đại gắn liền quả lựu với thế giới thần bí trong khi niềm tin của người Do Thái cho rằng loại trái cây này chứa 613 hạt giống tượng trưng cho số điều răn trong Kinh Torah.
Được cho là có nguồn gốc từ khu vực trải dài khắp Iran đến miền Bắc Ấn Độ, cây lựu (Punica granatum) nhanh chóng lan rộng về phía tây đến Địa Trung Hải và phía đông tới Trung Quốc. Đây là loại trái cây được yêu thích trong nhiều nền ẩm thực Trung Đông và được đánh giá cao ở các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia và Iran.
Tuy nhiên, bạn sẽ khó t́m được nơi nào tôn sùng quả lựu hơn Azerbaijan, quốc gia Nam Caucasus nơi cây nar (tiếng Azerbaijan nghĩa là quả lựu) được coi là biểu tượng quốc gia thiêng liêng.
Vua của các loại trái cây
Tại Azerbaijan, lựu - được người dân địa phương tôn vinh là “vua của các loại trái cây” (một phần do phần chỏm của trái có h́nh dạng giống chiếc vương miện) - đóng vai tṛ lớn trong cả ẩm thực và văn hóa.
Về ẩm thực, du khách đến đất nước được mệnh danh là “vùng đất của thần lửa” này sẽ nhanh chóng nhận thấy những chiếc hộp lựu đỏ ruby trang trí khắp các chợ, cửa tiệm...
Biệt danh “vùng đất của thần lửa” xuất phát từ việc một sườn đồi trải dài 10 m có tên Yanar Dag trên bán đảo Absheron của Azerbaijian, có những ngọn lửa cháy triền miên, không tắt. Thứ duy tŕ những ngọn lửa này là khí ṛ rỉ từ mỏ khí tự nhiên nằm bên dưới sườn đồi.
Bạn cũng sẽ nhanh chóng khám phá hàng loạt món ngon từ lựu, từ nước ép tới mứt, nước sốt, hay tô điểm cho những món ăn dân tộc như plov (cơm thập cẩm)…
Thế giới ẩm thực với những hạt lựu được coi như “ngọc quư” ở đây dường như vô tận.
Feride Buyuran, tác giả cuốn sách nấu ăn “Lựu và nghệ tây: Hành tŕnh ẩm thực đến Azerbaijan”, giới thiệu một số cách chế biến tinh tế hơn: “Một cách là thêm phần áo hạt thơm của lựu vào các món thịt để cân bằng độ đậm đà và tăng cường vị ngon cũng như giúp tiêu hóa tốt, chẳng hạn như ở món nargovurma”.
Sharbat là một thức uống giải khát được làm từ trái lựu và ở vùng Goychay, áo hạt lựu được nấu thành chất bảo quản tự nhiên có vị ngọt gọi là nardancha. Tác giả Buyaran chia sẻ: “Thật kỳ lạ, những chất bảo quản này vừa được coi như một món ngọt đi kèm với trà vừa được rưới lên trên cơm thập cẩm”.
“Ngoài ra c̣n có một loại xi-rô thơm như mật đường, narsharab, được chế biến từ hạt lựu, một loại gia vị thiết yếu với các món cá nướng hoặc chiên”, bà Buyaran cho biết thêm.
Vỏ và hạt lựu cũng được sử dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm. Quả lựu có thể được xem như loại siêu trái cây tinh túy và thậm chí chỉ cần nhấm nháp hạt hoặc uống một ly nước ép lựu tươi cũng mang lại những lợi ích lớn cho sức khỏe. Trong lựu có chất chống oxy hóa, polyphenol, vitamin C và axit folic…
Một điều không thể không kể đến rượu lựu, loại rượu truyền thống được làm ở các gia đ́nh nông thôn Azerbaijan. Gần đây hơn, loại trái cây này đă được các nhà máy rượu hiện đại tiếp nhận và trở thành một sản phẩm đặc trưng mà du khách có thể nếm thử trong các quán rượu thời thượng ở thủ đô Baku.
Lựu cũng là nguyên liệu chính trong một số món ăn lừng danh của Azerbaijan.
Bà Buyuran cho biết: “Một ví dụ về món ăn dùng lựu làm nguyên liệu chủ đạo là narnumru, trong đó trứng được chiên thành một lớp mỏng phủ lên hạt lựu xào với hành tây”.
"Một bữa tiệc cho đôi mắt! Người dân địa phương vùng Salyan bên bờ sông Kura rất tự hào về món ngon lạ miệng này”.
Sau đó là món levengi, trong đó thịt gia cầm, chim hoặc cá được nhồi với quả óc chó và bột lựu rồi nướng lên.
Bà Buyuran cho biết Nargovurma là một món khác phải thử: “Những miếng thịt gà hoặc thịt lợn được hầm với hành tây và hạt dẻ, đồng thời thêm một lượng lớn hạt lựu vào cuối quá tŕnh nấu. Món ăn được ăn kèm với bánh ḿ hoặc cơm thập cẩm”.
hị trấn Gochay tổ chức lễ hội thường niên kéo dài 2 ngày để tôn vinh trái lựu. Ảnh: Azerbaijan Brand Center.
Tuy nhiên, lựu không chỉ là đồ ăn đơn thuần ở Azerbaijan. Trải qua hàng ngh́n năm được trồng trong các vườn cây ăn quả địa phương và được buôn bán dọc theo nhánh Caucasus của Con đường Tơ lụa, loại trái cây vương giả này đă phát triển thành một biểu tượng văn hóa truyền cảm hứng từ lâu đối với các nghệ sĩ, nhà văn địa phương và thậm chí cả những tín đồ thời trang ngày nay.
“Lựu giữ một vị trí nổi bật trong văn hóa và truyền thống của Azerbaijan. Chúng là quốc trái tượng trưng cho sự dồi dào, phúc lành và khả năng sinh sản. Lựu xuất hiện ở khắp mọi nơi: trong truyện dân gian và thơ ca, trong nghệ thuật và các thiết kế khác”, bà Buyuran nói.
“Nếu bạn có cơ hội đi du lịch về phía tây bắc và tham quan Cung điện Sheki Khan thế kỷ XVIII, hăy chú ư đến bức bích họa trong pḥng họp của Sheki Khan có h́nh cây lựu tuyệt đẹp; biểu tượng của khu vườn địa đàng”, bà Buyuran nói thêm.
Theo nghệ sĩ Delyafruz Baghirova, bạn cũng có thể t́m thấy t́nh yêu dành cho lựu của Azerbaijan được phản ánh qua tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng như Fuzuli và Nizami Ganjavi, cũng như trong những bức tranh sống động của các nghệ sĩ địa phương nổi danh như Sattar Baklulzade, Tair Salakhov và Togrul Narimanbekov.
Tỏ t́nh bằng lựu
“Truyền thuyết của chúng tôi kể lại rằng lựu là biểu tượng của t́nh yêu”, nữ tác giả nói. “Thể hiện t́nh yêu bằng lời nói ngày xưa được coi là thô lỗ, v́ vậy các chàng trai sẽ tỏ t́nh bằng cách mang một quả lựu đến cho người ḿnh yêu. Nó cũng là biểu tượng của khả năng sinh sản, sự giàu có và đoàn kết”.
Nh́n vào Nar Bayrami, người ta cũng có thể h́nh dung được quy mô lớn của ngành công nghiệp lựu ở Azerbaijan, ngành đóng vai tṛ quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp quốc gia. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu lựu Azerbaijan, nước này sản xuất 187.000 tấn lựu năm 2022, trong đó 15% được xuất khẩu ra nước ngoài.
Phần lớn trong số đó là đến Nga và Ukraine, nhưng các cuộc đàm phán đang được thực hiện để đưa “vua trái cây” của Azerbaijan sang các thị trường mới ở châu Âu và Trung Quốc. Tiềm năng xuất khẩu được đánh giá là rất cao nhờ điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi đă giúp đất nước này trở thành nhân tố chủ chốt trên thị trường lựu toàn cầu.
Mặc dù tương lai có vẻ tươi sáng nhưng một thách thức tiềm tàng là biến đổi khí hậu. Sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến việc trồng lựu ở địa phương.
Để chống chọi với vấn đề này, nông dân địa phương đang được khuyến khích trông các giống cây có khả năng chống chịu khí hậu khắc nghiệt và quản lư nước bền vững hơn.
Tuy vậy, bất chấp những biến động trong ngành, t́nh cảm dành cho quả lựu kéo dài hàng thế kỷ của Azerbaijan chắc chắn sẽ không thay đổi.