Ba tôi năm ấy 87 tuổi, trước đây ông làm trong ngành Ngoại Thương (mà bây giờ là bộ Công thương) ông nói thành thạo 7 ngoại ngữ, ông thích đọc sách báo. Tính ông khôi hài, dí dỏm và rất t́nh cảm. Hồi trẻ ông thích thổi kèn harmonica và đánh đàn mandolin. 4 năm trở lại đây, ông bị lăng tai và có chứng bệnh lo âu tuổi già (anxiety disorder) nên ông ít nói hẳn, chỉ thích đọc báo, xem ti vi và ít khi chịu ra ngoài.
Mẹ tôi khi ấy 84 tuổi, bà từng là bác sĩ nội tổng hợp. Nh́n bà trẻ hơn tuổi nhiều có lẽ v́ Mẹ tôi tính vô tư, không giận được ai, lại rất hoạt bát, vui vẻ và rất thích diện đẹp. Nhưng gần đây bà cũng bị mắc bệnh hay quên, bà hỏi đi hỏi lại nhiều lần một việc dù là vừa hỏi cách đó 5 phút.
Mùng 2 Tết năm 2018, chị gái tôi từ nước ngoài về, có anh bạn thân mời cả nhà đến ăn cơm. Ba tôi không chịu đi nên chỉ có tôi đi cùng Mẹ và chị. Ăn xong bữa cơm gia đ́nh, trên đường về nhà tôi ngồi phía sau với Mẹ, thấy tay mẹ cứ cầm miếng khăn giấy, tôi bảo Mẹ để tôi vứt đi. Mẹ tôi xoè tay ra, phía sau lớp khăn giấy là 2 trái cherry nhỏ, tôi mới hỏi “ủa sao Mẹ không ăn”, bà nhẹ nhàng trả lời “để dành mang về cho Ba”.
Ôi thế là chị tôi và tôi bắt đầu cằn nhằn Mẹ không ngừng “Sao Mẹ lại làm vậy kỳ quá, nhà ḿnh đầy cherry mà Mẹ lấy làm ǵ, khách mời cơm người ta thấy kỳ lắm”, “Rồi cầm lỡ dính ra áo trắng Mẹ đang mặc th́ sao, khổ quá, cầm dập hết...”. Chị và tôi không ngừng thay nhau nói nhưng Mẹ th́ chỉ im lặng. Bẵng đi một lúc, bà chậm răi nói “đồ ở nhà khác đồ cầm về cho Ba”. Chị và tôi đang thao thao bất tuyệt bỗng im bặt, lắng đọng ...
Tôi nh́n xa xăm ra cửa xe, ba mẹ tôi vừa tổ chức 60 năm ngày cưới cách đây không lâu … có lẽ trong đời Bà đă từng có rất nhiều lần “2 trái cherry” đơn giản như thế. Tôi mới chợt nhận ra câu nói “để dành mang về cho Ba” mà Mẹ nói khi năy mới dịu dàng và đong đầy yêu thương như thế nào.
Ông bà đă sống với nhau bằng ấy năm mà vẫn sâu lắng như vậy …
VietBF@sưu tập