Trong khi nấu ăn rất nhiều bà nội trợ có thói quen nêm nước mắm khi món ăn gần chín, đang sôi lớn. Tuy nhiên đây là một cách nấu ăn sai lầm. Cho nước mắm vào lúc đang sôi sùng sục sẽ khiến cho axit amin của loại gia vị này biến mất, vừa làm mất dinh dưỡng lại khiến món ăn không còn có mùi thơm, vị ngọt nữa.
Cách tốt nhất là bạn nên nêm nếm nước mắm khi đã tắt bếp rồi như vậy vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe vừa không ảnh hưởng tới hương vị của món ăn.
Dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ thì trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng không nên dùng nước mắm, bởi thận của trẻ còn khá non nớt, chưa hoàn chỉnh nên không phù hợp với độ mặn của mắm. Ngoài ra, phụ huynh cũng không nên cho con sử dụng các sản phẩm có tác dụng điều vị như mỳ chính, hạt nêm. Ngoài ra, việc cho trẻ em dưới 1 tuổi ăn muối và mắm sẽ ảnh hưởng không tốt tới gan thận của trẻ. Các mẹ nên tránh.
Dùng quá nhiều nước mắm cho món ăn
Nước mắm là thực phẩm quen thuộc nhưng nếu ăn nhiều nước mắm khiến cho gan thận của bạn hoạt động vất vả hơn khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó khăn. Nếu như bạn duy trì thói quen ăn quá nhiều nước mắm thì sẽ gây hại gan thận của bạn. Bởi vậy, bạn không nên ăn những món ăn quá mặn mà ăn ở mức vừa phải như vậy tốt cho sức khỏe.
Cả gia đình chấm chung một bát nước mắm
Ở giữa mâm cơm của người Việt hầu như không thể nào thiếu một chén nước mắm, được sử dụng chung cho cả gia đình. Tuy nhiên, nếu trong nhà có một người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) mà chấm chung nước mắm thì những người khác sẽ bị lây. Thậm chí nếu chúng ta đi ăn đám cưới, 10 người xa lạ cùng ăn một mâm, dùng chung bát nước chấm thì chỉ cần một người nhiễm, hầu hết số người còn lại sẽ bị theo.
HP được xem là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày- tá tràng và ung thư dạ dày . Từ năm 1994, Tổ chức y tế Thế giới WHO đã xếp vi khuẩn HP vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày.
|