Kissinger không phải là người Việt Nam, đương nhiên rồi. Nhưng Kissinger được nhiều người Việt biết đến, nhất là những người Việt xuất thân từ miền Nam Việt Nam, v́ ông ta là kiến trúc sư lớn nhất cho việc người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam sau khi kư hiệp định Paris với Cộng sản Bắc Việt năm 1973.
Hơn hai năm sau khi hiệp định Paris kư kết, Sài G̣n sụp đổ. Gần một triệu người Việt bỏ chạy khỏi Việt Nam, hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức Việt Nam Cộng ḥa bị cầm tù không án trong cái gọi là “trại cải tạo”. Người Việt Nam, nhất là người Việt hải ngoại căm ghét Kissinger v́ những điều kể trên.
Realpolitik
Đó là đối với Việt Nam. Đối với thế giới ông ta được biết như là một gương mặt tiêu biểu cho một chính sách ngoại giao gọi là Realpolitik, Chính trị Thực dụng, tức là hành xử để có lợi, không bị ràng buộc bởi ư thức hệ, và cả… đạo đức.
Nhưng Henry Kissinger không phải là người duy nhất của loại hành xử chính trị ngoại giao Realpolitik, trong đó các nước nhỏ chỉ là những con cờ, chỉ có các đại cường chơi với nhau, những chuyện như là dân chủ, nhân quyền… xem là chuyện vặt. Có thể kể vài tên tuổi như là Thucydides người Hy Lạp, Machiavelli người Ư,… một số nhân vật cộng sản như Mao Trạch Đông cũng có thể được xếp vô loại Realpolitik, một loại chính trị chẳng xa lạ ǵ với thế giới Đông Á. Đâu phải tự nhiên mà người Trung Quốc (và người Việt bắt chước theo) có câu, “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”! (Một vị tướng thành công là cả vạn người chết).
Đương nhiên, xă hội loài người thay đổi, thời của Kissinger khác với Machiavelli, càng khác với Thucydides. Cùng thời như Kissinger và Mao, nhưng cái khung xă hội cũng khác. Tuy nhiên, cái chung của những nhân vật này là họ hành xử trong cái hệ thống của họ, họ là đại diện cho hệ thống ấy, cho nên họ chẳng bị xử phạt, trừng trị ǵ cả. Mao là thủ phạm của khoảng 30 triệu cái chết trong cái gọi là “đại nhảy vọt”, Hồ Chí Minh là thủ phạm của mấy chục ngàn người chết của cái gọi là “cải cách ruộng đất”. Thế nhưng, cả tỷ người Trung Quốc, gần 100 triệu người Việt, hàng ngày móc bóp ra là gặp h́nh hai ông này.
Trong trường hợp Kissinger, ông ta đại diện cho hệ thống tư bản Mỹ, hệ thống tư bản toàn cầu, trong đó ranh giới quốc gia mờ nhạt. Thế nên, chúng ta cũng không ngạc nhiên lắm khi Kissinger nói rằng, ông ta không quan tâm đến những người Do Thái ở Liên Xô có được đi định cư ở Israel hay không, hay là bị chế độ Soviet bỏ vào pḥng hơi ngạt, mặc dù ông ta là người Do Thái. Stephen B. Young, một giáo sư Mỹ rành tiếng Việt, nhận định rằng Kissinger chẳng yêu ǵ nước Mỹ, ông ta chỉ hành động cho thỏa cái tự cao tự đại của ông ta thôi.
Tất cả những điều này cũng không nằm ngoài những khuôn khổ của hệ thống tư bản toàn cầu. Cho nên những lời buộc tội ông ta, nào là bàn tay nhuốm máu, nào là đồ tể,… có lẽ cũng hơi quá. Tất cả những chuyện ông ta làm, mà hậu quả là cả triệu người thiệt mạng, hay tù đày, … đều là v́ quyền lợi của hệ thống mà ông ta đại diện.
Cùng một mục tiêu chống hệ thống cộng sản, ở Đông Á ông ta bắt tay với Mao, nhưng tại Chile ông ta ra tay âm mưu lật đổ Allende. Nếu người Việt chống Cộng sản căm thù Kissinger v́ cho rằng ông ta “phản bội” VNCH, gây đau khổ cho hàng triệu người Việt, th́ họ có đồng ư với Kissinger qua chuyện lật đổ Allende, một người theo chủ nghĩa Marxist, dẫn tới việc hàng triệu người Chile phải đau khổ dưới chế độ độc tài Pinochet không?
Xem các nước nhỏ chỉ là con cờ, Kissinger không thèm đếm xỉa đến các viên chức Việt Nam Cộng Ḥa về thái độ đối với Bắc Việt, cũng như chính sách chiến tranh Việt Nam, mà lại đi vấn kế Jean Sainteny, một người Pháp thân thiết với Hồ Chí Minh. V́ dưới mắt ông ta, người Mỹ, người Pháp chơi cờ, c̣n người Việt chỉ là những con tốt.
Đă nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Kissinger đặt bút kư ḥa đàm Paris với Hà Nội, nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi Allende tử nạn v́ cuộc đảo chánh phản dân chủ của Pinochet, hơn nửa thế kỷ từ khi Kissinger cho ném bom Cambodia, không chỉ làm hàng ngàn người chết, mà c̣n dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào Khmer Đỏ và chế độ diệt chủng sau đó.
Cựu tổng thống Obama nói với báo The Atlantic hồi năm 2016, rằng Mỹ đă bỏ bom Cambodia và Lào c̣n nhiều hơn số bom bỏ ở châu Âu hồi Thế Chiến Thứ Hai, và cuối cùng th́ được cái ǵ? Ông Obama nói tiếp, rằng chỉ được sự hỗn độn chết chóc cùng với các chế độ độc tài. Khi Nixon và Kissinger bàn chuyện bỏ bom Cambodia, họ có biết điều đó không? Khó mà nói được họ có thông minh và viễn kiến để thấy như vậy hay không. Và chính phủ VHCH lúc đó có ủng hộ việc ném bom đó không? Tôi cho rằng có, v́ nó nằm trong kế hoạch cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh, con đường tiếp liệu của Bắc Việt.
Đương nhiên, nếu không biết được tương lai ra sao th́ trách nhiệm có thể sẽ nhẹ hơn. Trường hợp Kissinger, người ta cho rằng ông ta biết người miền Nam Việt Nam sẽ gánh chịu sự cai trị của cộng sản khổ sở ra sao, người Chile sẽ bị tay độc tài Pinochet đàn áp thế nào… Người ta cho là thế, dựa vào sự biện hộ của Kissinger khi chuyện đă xảy ra.
Trường hợp Chile, ông ta nói rằng ông ta phải ra tay v́ sự bất cẩn của dân chúng Chile đă bầu lên một người Marxism. Trường hợp Việt Nam, ở chỗ riêng tư ông ta nói rằng, miền Nam Việt Nam chỉ trụ giỏi lắm là một năm rưỡi. Thực tế, ông ta chỉ đoán sai chín tháng, từ ngày kư hiệp định Paris cho đến khi Sài G̣n sụp đổ là hai năm ba tháng. Ông ta biện hộ như thế dựa trên những điều ông ta đoán trước khi ra quyết định, hay chỉ là cái thói tự cao tự đại, tao như thế chúng mày làm ǵ tao!?
Nhưng một lần nữa, ông ta hành động trong hệ thống tư bản toàn cầu qua cuộc cạnh tranh với chủ nghĩa cộng sản, mà trong cuộc cạnh tranh đó, chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, có một phần công lớn của nhà ngoại giao Realpolitik, Henry Kissinger.
Một thế giới đă thay đổi với những ám ảnh quá khứ
Sau khi có tin Kissinger qua đời, ông Jim McGovern, dân biểu liên bang Hoa Kỳ từ Massachusetts, viết rằng, Kissinger đă hủy diệt với bạo lực kinh hoàng ở Chile, Vietnam, Cambodia, Đông Timor, Bangladesh. Đây là cái nh́n của một người Mỹ, của chủ nghĩa tư bản toàn cầu Mỹ, thuộc thế hệ sau Kissinger.
Ông Juan Gabriel Valdes, đại sứ Chile ở Mỹ, nhận xét rằng, Kissinger là một một kẻ thông minh không thèm che dấu sự thảm hại đạo đức của chính ḿnh. Chính phủ hiện nay của Chile là một chính phủ khuynh tả, được thành lập sau một thời gian dài nước Chile bị đàn áp dưới chế độ độc tài Pinochet do Mỹ giúp dựng nên.
Có thể Kissinger đă góp phần vào sự sụp đổ của VNCH. Đó là một thời kỳ thực nghiệm dân chủ phôi thai duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Nền dân chủ phôi thai ấy bị hy sinh cho một ư tưởng to lớn hơn, là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. Những nền dân chủ phôi thai cùng thời kỳ ở Đông Á như Nam Hàn, Đài Loan, đâu phải là không khó khăn, đâu phải là không có Kissinger, nhưng họ đă thoát và củng cố nền dân chủ hùng mạnh cho tới nay.
Một Lạt Ma Tây Tạng từng nói như thế này: Ta đă sống qua quá khứ, đâu có cần thiết phải sống lại với nó, nếu ta muốn sống với những vết thương quá khứ th́ ta hy sinh hiện tại và tương lai, không thông minh chút nào cả.
Nếu không có những ồn ào bằng tiếng Việt quanh sự ra đi của Kissinger, tôi cũng không để ư lắm. Đối với tôi, ông ta chỉ là một người Mỹ, hành động với quyền lực của một siêu cường.
*****
Mặc dù là các quốc gia dân chủ,nhưng vai tṛ của các nhà lănh đạo ở Mỹ và phương Tây có một tầm quan trọng đặc biệt. Họ bị sức ép từ nhiều đảng phái,và nhiều tầng lớp trong xă hội, nhiệm vụ của họ là phải giải quyết một loạt mâu thuẫn trong xă hội, đoàn kết xă hội. Các sách lược của họ phải dựa trên tính kế thừa và sự phê phán. Ở Mỹ và phương Tây người ta không quan trọng tính tư tưởng của các nguyên thủ quốc gia, tính tư tưởng đă nằm trọn vẹn trong Hiến pháp về hệ thống pháp luật, nó không của riêng ai. Cho nên ở Mỹ và phương Tây người ta không rỗi hơi để b́nh bầu, hay xem xét đề cao ai là nhà tư tưởng, thời đại của các nhà tư tưởng đă chết. Cái người phương Tây cần, là người lănh đạo quốc gia phải có CHỦ THUYẾT( HỌC THUYẾT). Các Chủ thuyết một mặt phải giải quyết được các vấn đề có tính khủng hoảng, các quan hệ, các xung đột để khai thông đường lối, nhưng đồng thời phải có tính kế thừa và tính phát triển, nó được liên kết thành một chuỗi thống nhất để đạt được mục đích tối cao, là dân chủ,văn minh và thịnh vượng.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,sự h́nh thành hệ thống CS Đông Âu và Trung Quốc đă tạo ra sự đối đầu mới giữa Mỹ và Phương Tây. Các chính trị gia phương Tây sau một thời gian khủng hoảng đối sách với khối CS, để cho Liên Xô lớn mạnh không ngừng về tiềm lực quốc pḥng. Nguy cơ xung đột, chiến tranh thế giới thứ 3 có thể xảy ra, mà kết cục không có kẻ thắng, người thua, chỉ có sự hủy diệt loài người. Trong hoàn cảnh đó Học thuyết về “chiến tranh lạnh” ra đời.
Ở Việt Nam học thuyết “ Thay đổi màu da,cho xác chết” cũng là một học thuyết của Nixon, ám chỉ rút quân đội Mỹ,thay thế bằng quân đội VNCH.
Thời kỳ chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô, CNXH Đông Âu sập đổ, Thế giới sang một giai đoạn mới, không c̣n hai siêu cường, hai hệ thống đối đầu. Thế giới hết phân cực, Mỹ là siêu cường duy nhất dẫn dắt thế giới. Mỹ và phương Tây t́m thị trường, mở ảnh hưởng sang Trung Quốc.
Với những Học thuyết phù hợp trong từng giai đoạn của các đời Tổng Thống Mỹ, đường lối sách lược được tính toán cẩn thận, cho nên Liên xô, và hệ thống CNXH Đông Âu đă sụp đổ, mà không tạo ra một cuộc chiến tranh hủy diệt như mọi người lo sợ.
"Giấu ḿnh chờ thời" được Đặng Tiểu B́nh đưa ra vào những năm 1990. Đặng Tiểu B́nh đă đưa ra phương châm “bĩnh tĩnh quan sát, giữ vững trận địa, b́nh tĩnh ứng phó, giấu ḿnh chờ thời”. Khi đưa ra tư tưởng này, Đặng Tiểu B́nh c̣n nhấn mạnh “quyết không đi đầu”. Trên thực tế, hàm nghĩa chính sách cụ thể của “giấu ḿnh chờ thời” chính là “quyết không đi đầu”, không ham hố địa vị lănh tụ phe xă hội chủ nghĩa mà Liên Xô để lại.
Trung Quốc như chiếc xe ủi đất lầm lũi tiến từng bước, không ầm ĩ, không gây chiến tranh và chiến lược tiến từng quân tốt giúp cho nước này tránh được mọi cuộc đối đầu trực diện.
Sự kiện đàn áp Thiên An Môn, sự kiện Trung Quốc tấn công VN năm 1979, đường lưỡi ḅ ở Biển Đông, vùng nhận diện phong không ADZ ở vùng trời Bắc Á.... Mỹ, phương Tây đă không cảnh giác với những mầm mống đại bá của Trung Quốc, ra những đ̣n trừng phạt, cảnh cáo vớ vẩn, rồi nhanh chóng rơi vào quên lăng. Mà không biết rằng, Trung Quốc đang ngầm ngấm cho một kế hoạch lâu dài trong tương lai.
Phát triển của Trung Quốc không chỉ có Trung Quốc hưởng lợi, Mỹ, phương Tây và các nước phát triển cũng được hưởng lợi về kinh tế,và môi trường,cũng như các lợi ích khác. Nhân công giá rẻ, thị trường tiêu thụ hơn 1,4 tỷ dân,ô nhiễm môi trường được chuyển dịch sang Trung Quốc, là dịp văn hóa phương Tây được truyền bá,du nhập... Các Tổng thống Mỹ và phương Tây cùng các nhà tư bản lao vào thị trường Trung Quốc với muôn vàn cơ hội, Trung Quốc trở thành bạn bè, đối tác nhiều hơn là kẻ thù,là hậu họa cho thế giới. Các cuộc viếng thăm đầy thi vị, tiệc tùng, đón tiếp và không ít lời ca ngợi.
Họ không nghĩ đến cái bẫy của Trung Quốc đă chuẩn bị sập xuống.
Trên tạp chí L'Obs đă viết: Đă qua rồi cái thời phương Tây « làm mưa làm gió ». Thế kỷ XXI này là thời của « Giấc mộng Trung Hoa ». Giai đoạn « ẩn ḿnh chờ thời » đă hết, Trung Quốc giờ không muốn là công xưởng của thế giới mà phải là bá chủ toàn cầu. Trung Quốc tự tin cho rằng giờ là lúc để có thể và phải lấy lại vị trí trung tâm mà nước này cho rằng đó là chính chỗ đứng của họ.
Việc ông Tập Cận B́nh trở thành lănh đạo Trung Quốc c̣n thúc đẩy nhanh hơn nữa sự thay đổi chiến lược đó, đồng thời gióng hồi chuông cảnh báo « đại hồi sinh một nước Trung Hoa ». Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không c̣n giới hạn ở vùng Biển Đông mà bao trùm khắp các châu lục, trên mọi lĩnh vực, từ thương mại, kinh tế, quân sự, chính trị và cả trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Bên kia bờ biển nước Mỹ, các chính khách phương Tây cũng ăn phải bùa bả của Trung Quốc. Mỉa mai thay trong đội ngũ « siêu sao » này có Kissinger. Những người này lần lượt được Trung Quốc mời về chủ tŕ các quỹ đầu tư, các định chế tài chính do Bắc Kinh lập nên.
Nhiều người ở Washington và trên thế giới hiện đang có cùng suy nghĩ rằng, Trung Quốc đang lao nhanh qua mặt Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden có lần c̣n nói: ”Nếu ta không hành động, họ sẽ xơi mất bữa cơm trưa của ta”. Theo lời một nhà ngoại giao châu Á, nhiều nước ở khắp nơi cũng đang chuẩn bị cho ngày mà Trung Quốc trở thành “số một”.
Quan điểm trên thật ra cũng có nhiều căn cứ: GDP của Trung Quốc (TQ) tăng 40 lần từ năm 1978. TQ tự hào v́ có dự trữ ngoại tệ và thặng dư mậu dịch lớn nhất thế giới, có nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu tính bằng sức mua tương đương, và có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới nếu tính bằng số tàu bè. Trong khi Mỹ quay cuồng trong hỗn loạn khi triệt thoái khỏi Afghanistan, TQ vẫn hung hăng lấn tới nhằm xây dựng một châu Á thân Trung và thay thế Washington ở vị trí đầu bảng toàn cầu.
TQ trỗi dậy liên tiếp mấy thập niên nhờ thuận buồm xuôi gió, nhưng giờ đây gió đă thành gió chướng. Chính quyền TQ đang che giấu sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng, và đang trượt dài vào chủ nghĩa toàn trị, tuy cứng rắn nhưng dễ vỡ. Đất nước này đang phải chịu đựng nạn khan hiếm tài nguyên trầm trọng, và đối mặt với sự sụp đổ dân số thời b́nh tồi tệ nhất lịch sử. Cũng quan trọng không kém là TQ đang đánh mất cảm t́nh của thế giới, vốn đă giúp họ phát triển.
Có thể nói, chúng ta đang bước vào thời kỳ “Trung Quốc trên đỉnh”. Bắc Kinh là một thế lực mạnh mẽ, không chấp nhận nguyên trạng, muốn tái tạo thế giới theo mô h́nh của ḿnh, nhưng thời gian để họ làm điều đó đang mất dần. Khi nhận ra điều này, Washington thật ra không nên lạc quan tếu, mà ngược lại. Các cường quốc đă trỗi dậy một thời, thường trở nên rất hung hăn ngay khi vận hạn của họ suy tàn và kẻ thù ngày càng đông. TQ đang ở trong một chuyển động h́nh cung vốn có cái kết bi kịch: Một cuộc trỗi dậy chóng mặt theo sau là nguy cơ ngă một cú rất đau.
Đầu tiên, phải kể đến việc TQ cạn dần tài nguyên. Một nửa sông ng̣i ở TQ đă biến mất, ô nhiễm đă biến 60% nước ngầm “không c̣n phù hợp để con người tiếp xúc”, và đó là con số được chính phủ công bố. Công cuộc phát triển chóng mặt đă biến TQ thành nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới. An toàn lương thực cũng đang xuống cấp: TQ đă phá huỷ 40% đất nông nghiệp, v́ sử dụng quá mức, và trở thành nước nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Một phần do khan hiếm tài nguyên, tăng trưởng trở nên quá đắt đỏ: TQ phải đầu tư gấp ba lần vốn để có được mức tăng trưởng như trong những năm đầu thế kỷ 21, đắt hơn nhiều với dự kiến ở bất cứ nền kinh tế trưởng thành nào.
TQ cũng đang dần thiếu người, do hậu quả của chính sách một con. Giữa những năm 2020 và 2035, TQ sẽ mất đi khoảng 70 triệu người lao động và có thêm 130 triệu người cao tuổi. Nói cách khác, TQ sẽ mất đi một số lượng người tiêu dùng, đóng thuế và lao động ngang với dân số nước Pháp, cùng lúc lại có thêm số người hưởng trợ cấp xă hội đông ngang dân số Nhật Bản, và tất cả diễn ra chỉ trong 15 năm. Rồi sau đó, từ năm 2035 đến 2050, TQ sẽ mất thêm 105 triệu người lao động và có thêm 64 triệu người cao tuổi nữa. Hậu quả kinh tế của điều này sẽ thật khốc liệt. Các dự báo hiện nay cho rằng, các khoản chi tiêu liên quan đến tuổi tác dân số phải tăng gấp ba lần vào năm 2050, từ 10% lên đến 30% GDP. Để dễ h́nh dung, nên biết rằng tổng chi tiêu của chính quyền TQ hiện nay cũng chỉ ở khoảng 30% GDP mà thôi.
Giải quyết những vấn đề nêu trên là đặc biệt khó khăn, v́ TQ đang được cai trị bởi một nhà độc tài, thường xuyên hy sinh hiệu quả kinh tế cho quyền lực chính trị. Doanh nghiệp tư nhân là nơi tạo ra hầu hết sự thịnh vượng của TQ, nhưng dưới triều đại Tập Cận B́nh, doanh nghiệp tư nhân lại lâm vào cảnh đói vốn. Ngược lại, những doanh nghiệp quốc doanh kém hiệu quả lại nhận được 80% vốn vay và trợ cấp chính phủ. TQ tăng trưởng bùng nổ nhờ có đội ngũ doanh nhân ở địa phương làm mũi nhọn, nhưng chiến dịch chống tham nhũng của Tập lại làm cho những tài năng địa phương lo sợ, không dám tham gia những thử nghiệm kinh tế đột phá nữa. Chính quyền của Tập trên thực tế đă đặt ra ngoài ṿng pháp luật mọi tin tức tiêu cực về kinh tế, biến những cải cách thông minh trở nên bất khả thi, trong khi hàng loạt quy định mới, thuần v́ lư do chính trị, càng làm thui chột thêm những sáng kiến mới.
Khi TQ ngày càng trở nên cứng rắn và độc tài hơn, thế giới cũng trở nên khó khăn hơn trong việc giúp TQ tăng trưởng. Bắc Kinh đang đối diện với hàng ngàn rào cản thương mại, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới đă dựng lên nhiều rào cản để hệ thống viễn thông nước họ không bị TQ ảnh hưởng. Úc, Ấn, Nhật và các nước khác đang t́m cách loại bỏ TQ khỏi chuỗi cung ứng của họ.
Lục địa Á-Âu thường là bẫy chết của những thế lực muốn xưng hùng xưng bá: đây là vùng đất mà quá nhiều kẻ thù gần có thể bắt tay với siêu cường xa từ biển tới. Suốt gần 40 năm, TQ trỗi dậy và tránh được thế bao vây chiến lược nhờ xem nhẹ, giảm thiểu hay giấu bớt tham vọng toàn cầu và nhờ duy tŕ được mối quan hệ thân thiện với Mỹ. Nhưng thời kỳ đó giờ đă hết. Khi Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn ở Biển Đông, ở Eo biển Đài Loan và ở những nơi khác, họ đă khiến chống đối nổi lên hầu như khắp nơi.
Trong năm năm qua, Mỹ đă từ bỏ chính sách giao kết (engagement) và áp dụng chính sách kiềm chế mới (neo-containment). Washington đă tiến hành mở rộng hải quân và số lượng hỏa tiễn lớn nhất trong một thế hệ, áp đặt thuế quan nặng nhất kể từ Thế Chiến II, và áp dụng các hạn chế nghiêm ngặt nhất lên việc đầu tư nước ngoài kể từ thời Chiến tranh Lạnh – tất cả đều nhắm vào TQ. Buôn bán vũ khí và hỗ trợ quân sự cho các nước tiền phương cũng đă gia tăng; các biện pháp trừng phạt công nghệ của Mỹ đang đe doạ phá hủy Huawei và các công ty công nghệ TQ khác.
Trung Quốc là một cường quốc đă nổi lên, chứ không phải đang trỗi dậy: TQ đă nắm giữ khả năng địa chính trị thật sự đáng gờm, nhưng thời kỳ huy hoàng nhất của TQ đă qua.Có vẻ đó là tin vui với Washington, v́ cơ hội để TQ dễ dàng vượt mặt Mỹ nay ít ỏi hơn. Nhưng, đó không hoàn toàn là điều tốt lành. V́ khi những vấn đề trở nên trầm trọng hơn, tương lai sẽ trở nên đầy thách thức đối với Bắc Kinh. Bóng ma tụt hậu sẽ ám ảnh quan chức ĐCSTQ. Tập Cận B́nh sẽ tính toán, liệu ông ta có thể thực hiện những hứa hẹn vĩ đại của ḿnh nữa hay không, và đó là lúc thế giới cần thật sự lo lắng.
Khi một cường quốc bất măn thấy cửa sổ cơ hội chiến lược của ḿnh bắt đầu khép lại, th́ một cú đánh bất th́nh ĺnh, dù khả năng thắng thấp, vẫn có vẻ tốt hơn là buông xuôi nhục nhă. Khi lănh tụ độc tài lo âu rằng sự suy sụp trong địa chính trị sẽ phá huỷ tính chính danh của họ, th́ hành vi tuyệt vọng rất có thể sẽ xảy ra. Chẳng hạn, nước Đức đă gây ra Thế Chiến I để tham vọng bá quyền của họ không bị đè bẹp bởi liên minh Anh-Pháp-Nga; Nhật đă phát động Thế Chiến II ở châu Á để ngăn Mỹ triệt hạ đế quốc của ḿnh, Putin phát động chiến tranh đánh Ukraine....