Những bức ảnh ám ảnh dưới đây ghi dấu những khoảnh khắc khó quên trong lịch sử nhân loại. Khi xem ảnh, nhiều người không khỏi đau xót, buồn bã trước câu chuyện phía sau.
Bức ảnh ám ảnh được chụp năm 1892 cho thấy một núi hộp sọ bò rừng chất chồng lên nhau ở phía Tây vùng Bắc Mỹ. Đây là kết quả từ những đợt săn bắt bò rừng để nghiền xương làm phân bón. Hậu quả là số lượng bò rừng suy giảm mạnh.
Đôi mắt đen ám ảnh của cô bé người Colombia Omayra Sanchez, 13 tuổi, tử vong trong một vụ phun trào núi lửa vào năm 1985 khiến nhiều người xót xa. Trong bức ảnh, Sanchez bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của căn nhà trong 3 ngày nhưng không thể giải cứu. Nhiều người chứng kiến quá trình thay đổi tâm lý của cô bé từ thanh thản, bình tĩnh sang đau đớn, sợ hãi khi đối mặt với "thần chết".
Vào thời điểm được phát hiện, Blanche Monnier sống ở Pháp chỉ còn da bọc xương do bị gia đình giam giữ trong một căn phòng nhỏ suốt 25 năm vì kiên quyết muốn cưới một luật sư lớn tuổi.
Bức ảnh chụp năm 1970 ghi lại khoảnh khắc cậu bé Keith Sapsford, 14 tuổi, rơi ra khỏi máy bay khi ở độ cao 60m. Cậu bé đã trốn vào bánh máy bay để đi "lậu vé" nhưng không ngờ có cái chết đau đớn khi rơi từ trên cao xuống.
Hình ảnh ám ảnh, đau lòng chụp một trong những nạn nhân nhỏ tuổi nhất thiệt mạng trong thảm họa khí Bhopal xảy ra ở Ấn Độ từ đêm ngày 2 - 3/12/1984. Theo ước tính, thảm kịch kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 4.000 người. Vài năm sau, số người tử vong liên quan đến thảm họa khí Bhopal tăng lên khoảng 15.000 người.
Bức ảnh "Kền kền chờ đợi" chụp tại Sudan ngày 26/3/1993 trong bối cảnh xảy ra nạn đói tại quốc gia này khiến nhiều người "mất ăn mất ngủ". Bởi lẽ, con kền kền đang đứng phía sau chờ đợi một cậu bé da đen gầy gò, ốm yếu đang cố lê mình tới một trung tâm cứu trợ. Không ai biết số phận của cậu bé sau đó như thế nào.
Nhiếp ảnh gia Stanley Forman chụp được bức ảnh khiến nhiều người "rụng tim" khi xem ảnh một em bé rơi xuống từ một tòa nhà tại Boston, Massachusetts, Mỹ năm 1975. Khi ấy, tòa nhà đang xảy ra trận hỏa hoạn nghiêm trọng.
Nhà thần kinh học người Pháp Duchenne de Boulogne thực hiện thí nghiệm cho điện giật nhẹ lên khuôn mặt một người đàn ông năm 1862. Biểu cảm của người đàn ông khi bị điện giật khiến nhiều người rùng mình sợ hãi.
Một binh sĩ bị sốc do bom đạn nổ liên tiếp dẫn tới các chấn thương tạm thời bao gồm: mất tỉnh táo, mất ngủ, mất khả năng nói chuyện và đi lại. Bức ảnh được chụp trong Chiến dịch Courcelette, Pháp năm 1916.
Linh mục (khoác áo trắng) cầu nguyện cho những hành khách, thủy thủ đoàn thiệt mạng trong vụ chìm tàu Titanic kinh hoàng vào năm 1912.