Bà Thảo, 68 tuổi, bệnh tiểu đường 16 năm, gần đây xuất hiện vết xước nhỏ ở ngón chân, gây hoại tử, phải cắt cụt chân.
Ngày 5/12, ThS.BS Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Thảo, ngụ Bến Tre, nhập viện cấp cứu trong t́nh trạng hoại tử bàn chân phải, các ngón chân tím sậm dần chuyển sang màu đen, nhiễm trùng lan lên cổ chân, sốt cao, chỉ số đường huyết gấp 4 lần và HbA1c (đánh giá đường huyết trong ba tháng) gần gấp đôi b́nh thường.
Bà bệnh tiểu đường hơn 16 năm. 9 ngày trước khi nhập viện, bà đi dép cứng và chật làm xước các ngón chân, kẽ ngón chân xuất hiện các vết loét nhỏ. Hai ngày sau, ngón chân sưng đỏ, mưng mủ, đau nhức, loét các kẽ ngón chân. Bà dùng kim chích vết thương rồi nặn mủ, rửa lại bằng nước muối, sát khuẩn, bôi thuốc và uống kháng sinh. Sau đó, bàn chân của bà sưng to, ba ngón chân thâm tím kèm sốt cao, mệt li b́.
Bà điều trị ba ngày tại bệnh viện gần nhà không bớt. Đến bệnh viện Tâm Anh, bác sĩ làm sạch vết thương, dẫn lưu mủ, cắt lọc mô hoại tử, truyền kháng sinh, ổn định đường huyết và huyết áp, điều trị nâng đỡ cho bà.
Kết quả chụp CT mạch máu chi dưới cho thấy các mạch máu ở bàn chân phải đă hẹp và xơ vữa. Tổn thương mạch máu làm hạn chế tưới máu vết thương khiến hiệu quả điều trị hạn chế. Cụ thể, lượng kháng sinh đến vết thương giảm, các tế bào bạch cầu tới vùng tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn bị giới hạn, lượng oxy và chất dinh dưỡng giúp tái tạo tế bào mới cũng bị ảnh hưởng.
Sau hai ngày, bà Thảo hết sốt, đường huyết ổn định, tổng trạng tốt hơn. Người bệnh được tiếp tục điều trị, tuy nhiên sau một tuần vết thương ở chân không đáp ứng tốt.
Hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ đánh giá rất khó giữ lại bàn chân cho bệnh nhân nên đề xuất cắt 1/3 dưới cẳng chân, loại bỏ hoàn toàn mô nhiễm trùng hoại tử. Nếu không cắt cụt chân người bệnh đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết, hoại tử mô sâu lan rộng lên bắp chân, bắp đùi, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, tử vong.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó hơn 55% trường hợp có biến chứng. Bệnh tiểu đường tiến triển âm thầm, ít biểu hiện triệu chứng sớm.
Biến chứng tiểu đường tác động đến từng mạch máu nhỏ, mạch máu lớn, thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, gây ra tổn thương đến nhiều cơ quan như tim, mắt, thận, năo...
Bác sĩ Linh cho biết biến chứng bàn chân thường rất phức tạp v́ đây là vấn đề của nhiều yếu tố kết hợp bao gồm mất cảm giác do biến chứng thần kinh, giảm tưới máu do mạch máu nuôi bị tổn thương, giảm chức năng tế bào bạch cầu khiến khả năng chống lại nhiễm trùng suy giảm. Điều trị vết thương nhiễm trùng ở người bệnh tiểu đường rất khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí.
Bác sĩ Linh khuyên người bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết và chăm sóc bàn chân hàng ngày để tránh biến chứng. Kiểm soát đường huyết bằng cách uống hoặc tiêm thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày ít nhất 30 phút hoặc đi bộ 5 giờ mỗi tuần.
Người bệnh lưu ư chọn giày, dép thoải mái, có chất liệu tự nhiên, mềm, êm ái, vừa vặn, mang vớ bảo vệ chân. Khi mua giày dép, nên đi mua vào buổi chiều tối tránh dép bị chật dẫn đến tổn thương bàn chân. Tuyệt đối không đi chân đất, không lấy khóe móng chân, không ngâm chân.
Hạn chế ở khu vực có nguồn nước bẩn, rửa sạch chân thường xuyên, kiểm tra chân hàng ngày trong lúc tắm hoặc trước khi đi ngủ. Tầm soát biến chứng bàn chân tiểu đường hàng năm để bác sĩ phát hiện xử lư sớm các biến chứng. Không chủ quan và tự ư xử lư vết thương lại nhà để tránh bội nhiễm thêm vi trùng làm nhiễm trùng nặng hơn.
|
|