Bắp cải là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Loại rau này có thể chế biến theo nhiều kiểu khác nhau. Dù nấu theo cách nào, bạn cũng cần chú ý rằng bắp cải không nên kết hợp chung với 4 thực phẩm này.
- Dưa chuột
Ăn bắp cải và dưa chuột cùng nhau sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể, giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
- Gan động vật
Bắp cải nấu chung với gan động vật sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Nhìn chung, sự kết hợp này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
- Táo
Bắp cải tím kết hợp với táo cũng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
- Măng cụt
Măng cụt kết hợp với bắp cải sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây cản trở cho việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Những người nên hạn chế ăn bắp cải
- Người tạng hàn
Bắp cải là loại thực phẩm có tính hàn. Những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh bụng khi ăn đồ ăn lạnh nên hạn chế ăn bắp cải.
Để giảm tính hàn của bắp cải, nên chế biến loại rau này cùng một chút gừng tươi.
- Người có hệ tiêu hóa kém
Bắp cải chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng. Những người đang bị tiêu chảy nên tránh ăn loại rau này, đặc biệt không nên ăn bắp cải sống, salad, bắp cải muối xổi...
Ăn bắp cải, nhất là bắp cải sống dễ làm sinh ra nhiều khí, đầy bụng. Vì vậy, người đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơn nên tránh ăn bắp cải sống. Hãy nấu chín bắp cải trước khi ăn.
Những người bị táo bón, tiểu ít cũng cần tránh ăn bắp cải sống, bắp cải muối chua. Nên nấu chín loại rau này trước khi ăn.
- Người bị cường giáp, bướu cổ
Bắp cải là loại rau chứa nhiều glucosinilate - một chất có tác dụng chống oxy hóa . Trong một số điều kiện, glucosinolate sẽ bị phân hủy thành isothiocyanate và thiocyanate gây ra bệnh tuyến giáp. Do đó, người bị bệnh cường giáp, bướu cổ nên tránh ăn rau rau bắp cải.
Ngoài ra, bắp cải còn chứa một lượng nhỏ goitrin. Chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng cũng có thể gây ra bướu cổ.
|