Thỏa thuận phải đối mặt với sóng gió ngay phút cuối. Tới tận đêm 23/11, các nhà đàm phán vẫn c̣n đang bàn thảo các chi tiết cụ thể.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm cùng Tiểu vương Qatar (một phái viên chủ chốt với Hamas) để truyền tải một thông điệp khẩn, cuộc đàm phán bí mật kéo dài nhiều tuần với nhóm phiến quân đang ở vào t́nh thế nguy hiểm.
Yahya Sinwar, thủ lĩnh Hamas ở Gaza, bặt vô âm tín ngay sau khi quân đội Israel chiếm được quyền kiểm soát bệnh viện Al-Shifa, một cơ sở mà Israel cho là nơi Hamas đặt trung tâm chỉ huy và kiểm soát. Lúc này, khi giao tranh ở bệnh viện đă lắng xuống, Sinwar lại lộ diện và sẵn sàng đàm phán.
"Đây có thể là cơ hội cuối cùng của chúng ta", ông Biden nói với Tiểu vương Qatar, WSJ dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Biden đă tự ḿnh dấn thân vào một trong những cuộc đàm phán con tin phức tạp nhất lịch sử hiện đại, cùng sự tham gia của các quan chức đứng đầu Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ, Mossad của Israel, mật vụ Ai Cập và Sinwar, một thủ lĩnh bí ẩn của Hamas mà giới chức Israel cho là đang hoạt động từ 1 boongke ngầm dưới ḷng đất.
Thủ lĩnh Hamas tại Gaza Yahya Sinwar. Ảnh: Ali Jadallah / Anadolu Agency via Getty Images
Nỗ lực từ những ngày đầu
Trong những ngày đầu của cuộc khủng hoảng, các quan chức hàng đầu từ Mỹ, Qatar, Ai Cập, Israel và Gaza đă bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán bí mật.
Theo WSJ, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đă chỉ đạo Josh Geltzer, cố vấn pháp lư cho Hội đồng An ninh Quốc gia, hỗ trợ thiết lập trung tâm đàm phán con tin đặc biệt, đặt tại thủ đô Doha của Qatar.
Trung tâm này giải quyết các vấn đề đàm phán giữa hai bên đối địch, vốn không có kênh liên lạc trực tiếp với nhau. Nội bộ Hamas th́ bị chia rẽ, giữa lực lượng phiến quân cùng giới thủ lĩnh đang tham gia vào xung đột ở Gaza và các thủ lĩnh chính trị của tổ chức hiện đang lưu vong, trong đó nhiều người sống ở Qatar.
Giới chức Qatar được kỳ vọng gây sức ép cho các thủ lĩnh chính trị nói trên của Hamas. Trong khi đó, cơ quan t́nh báo của Ai Cập đă có nhiều năm kinh nghiệm đối phó với Hamas tại Dải Gaza, đặc biệt là Sinwar.
WSJ dẫn lời các quan chức Trung Đông cho biết, Ai Cập đă thành công thương thảo được lệnh ngừng bắn trong hàng loạt cuộc xung đột Israel - Hamas trước đó và họ vẫn duy tŕ kênh liên lạc khả dụng duy nhất với phe thủ lĩnh của Hamas ở Gaza.
Bản thân Sinwar không lạ lẫm ǵ với hoạt động trao đổi tù binh. Israel đă trả tự do cho ông ta cùng hơn 1.000 tù binh hồi 2011 để đổi lấy một ḿnh binh sĩ Israel Gilad Shalit, người bị Hamas giam giữ suốt nhiều năm ở Gaza.
Nỗ lực của trung tâm dẫn tới một thành công bước đầu: Hai người phụ nữ Mỹ được trả tự do hôm 20/10. Điều này cơ bản giống như một ca thử nghiệm cho những cuộc phóng thích trong tương lai, quan chức Mỹ cho hay.
Đàm phán chênh vênh giữa bối cảnh giao tranh
Hôm 21/10, Hamas đă đưa ra đề xuất phóng thích một nhóm con tin gồm nhiều phụ nữ và trẻ em nếu Israel hủy bỏ kế hoạch đổ bộ. Các quan chức Mỹ đă liên hệ với Israel, hỏi xem liệu họ có thể tŕ hoăn chiến dịch trên bộ của ḿnh hay không. Israel từ chối và nói rằng, Hamas không cung cấp một danh sách chi tiết về các con tin, cũng như bằng chứng họ c̣n sống.
Hai ngày sau đó, Thủ tướng Qatar đă đề xuất với Điều phối viên Trung Đông của Nhà Trắng Brett McGurk kế hoạch trao trả tù binh Palestine cùng viện trợ, nhiên liệu để đổi lấy tự do cho một nhóm con tin gồm phụ nữ, trẻ em.
Có được sự đồng ư của Washington, Qatar và Ai Cập liên lạc với Hamas hôm 26/10 để xem có thể chốt thỏa thuận hay không. Hamas cũng được yêu cầu phải đưa ra danh sách có thông tin danh tính hoặc bằng chứng con tin c̣n sống.
Sinwar của Hamas đă hồi đáp với Ai Cập rằng ông ta đảm bảo trao trả tự do cho 50 phụ nữ, trẻ em nhưng ông ta không có thông tin danh tính đầy đủ về những người được thả. Sau đó vài giờ, Hamas đưa ra một danh sách với chỉ 10 cái tên.
Mỹ lập tức phản hồi: 10 cái tên là không đủ. Israel cũng nói với Ai Cập rằng kế hoạch đổ bộ sẽ gây sức ép khiến Hamas phải nhượng bộ và đàm phán nghiêm túc hơn.
Cuộc đổ bộ bắt đầu đêm 27/10. Xe tăng, phương tiện bọc thép và bộ binh Israel tràn vào Dải Gaza và giao tranh với các phiến quân Hamas trong khi chiến đấu cơ trút mưa bom xuống khu vực này. Sinwar cắt đứt liên lạc với các nhà đàm phán Ai Cập.
"Những diễn biến trên chiến trường tác động lớn tới cuộc đảm phán", Mohammed Al-Khulaifi, nhà đàm phán người Qatar chia sẻ, "Bất cứ động thái leo thang nào cũng khiến nhiệm vụ của chúng tôi trở nên cực kỳ khó khăn".
Hoạt động đàm phán tiếp diễn vài ngày sau đó, khi mật vụ Ai Cập thuyết phục được Hamas đưa ra 1 danh sách gồm 50 cái tên.
Hôm 31/10, Israel tiến hành không kích nhằm vào một thủ lĩnh Hamas ở Jabalia (miền Bắc Gaza), san phẳng toàn bộ 1 khu chung cư, khiến hơn 100 dân thường Palestine thiệt mạng. Đây là cuộc không kích đơn lẻ đẫm máu nhất của cuộc chiến tính đến thời điểm hiện tại.
Ai Cập, Qatar và Hamas đều ngừng đàm phán để phản đối.
Trong bối cảnh đàm phán bấp bênh, Giám đốc CIA Bill Burns và giám đốc Mossad David Barnea đáp máy bay tới Doha để t́m cách thu thập thêm thông tin về con tin và xem liệu có thể tăng cường sức ép với Hamas hay không.
Burns gặp Barnea và các quan chức Qatar ở Doha hôm 9/11. Họ cho ra một bản sơ thảo thỏa thuận. Các quan chức khu vực cho là đă nh́n thấy đột phá trong cuộc đàm phán.
Sáng 12/11, Hamas cuối cùng đă cung cấp thêm được tên của các con tin sẽ được trao trả tự do, th́ binh lính Israel bao vây bệnh viện Al-Shifa.
Các thủ lĩnh Hamas ở Gaza lại một lần nữa cắt đứt liên lạc với các nhà đàm phán. Sinwar gửi thông điệp tới Ai Cập, tuyên bố rằng Hamas sẽ hủy bỏ đàm phán nếu quân đội Israel không ngừng chiến dịch tại bệnh viện.
Cùng ngày hôm đó, ông Biden đă thực hiện cuộc điện đàm đầu tiên trong 2 cuộc liên lạc với Tiểu vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani. T́nh trạng thiếu thông tin về danh tính con tin từ phía Hamas đang gây trở ngại cho đàm phán, ông Biden nói trong một cuộc trao đổi mà cố vấn Mỹ mô tả là rất căng thẳng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: BNG Mỹ
Tổng thống Mỹ đă yêu cầu có thông tin rơ ràng của 50 con tin, bao gồm tuổi, giới tính và quốc tịch. Nếu không có thông tin ấy, đàm phán sẽ sụp đổ, ông Biden nói. Tiểu vương Qatar khẳng định với Biden rằng ông sẽ làm mọi thứ có thể để thuyết phục Hamas cung cấp thông tin.
Lực lượng Israel chiếm được quyền kiểm soát Al-Shifar chỉ vài ngày sau đó.
Khi đàm phán được nối lại hôm 16/11, các nhà đàm phán đă có được danh sách 50 con tin từ phía Hamas.
Hôm sau, ông Biden, lúc đó đang ở San Francisco để gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, tiếp tục điện đàm với Tiểu vương Qatar.
Ông Biden đă khen ngợi nỗ lực Qatar trong thỏa thuận giải phóng con tin. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng, đây có thể là cơ hội duy nhất để thực thi thỏa thuận. Các bên đều đă nhượng bộ trong đàm phán, ông Biden nói. Bây giờ là lúc để hoàn tất thỏa thuận.
Các quan chức Qatar đă đồng ư thúc đẩy Hamas và đề nghị ông Biden giúp gây sức ép khiến Israel chấp nhận thỏa thuận. Biden nói ông thường xuyên liên lạc với ông Netanyahu để trao đổi về vấn đề này.
Những ngày sau đó, McGurk bay tới Doha để vạch ra các chi tiết của thỏa thuận, lúc này đă được soạn thành một văn kiện 6 trang giấy, trong khi Burns tham gia đàm phán từ xa. McGurk cũng bay tới Cairo gặp giám đốc t́nh báo Ai Cập Abbas Kamel để xem xét văn kiện nói trên.
Hamas đă chấp thuận gần như mọi điều khoản trong văn kiện nhưng vẫn c̣n một vài điểm khúc mắc. Hai bên bất đồng về tỷ lệ trao đổi giữa các con tin Israel và tù binh Palestine trong đợt trả tự do thứ hai, cũng như thời gian ngừng giao tranh.
Phía Hamas c̣n yêu cầu Israel ngừng hoạt động giám sát Gaza bằng máy bay không người lái trong thời gian tạm ngừng giao tranh - một động thái sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực truy đuổi thủ lĩnh Hamas của Israel ở miền Nam Gaza.
Theo thỏa thuận Israel phải ngừng hoạt động giám sát Gaza bằng máy bay không người lái. Ảnh: Reuters
Ông Biden đă thực hiện hàng loạt cuộc trao đổi với ông Netanyahu về vấn đề này. Ban đầu Israel kiên quyết khước từ yêu cầu ngừng hoạt động do thám bằng máy bay không người lái nhưng cuối cùng, dưới thỉnh cầu của ông Biden, Israel đă nhượng bộ.
Ông Netanyahu lại chịu áp lực lớn từ trong nước, đ̣i hỏi phá vỡ thế bế tắc. Gia đ́nh các con tin đă tuần hành từ Tel Aviv tới Jerusalem và gặp các thành viên trong nội các chiến tranh của Israel, lo sợ chiến dịch quân sự gây nguy hiểm tới mạng sống của các con tin.
Hamas đă đe dọa xử tử các con tin ngay tuần đầu diễn ra giao tranh. Bản thân các con tin cũng đứng trước nguy cơ lâm vào thương vong dưới làn mưa bom Israel không ngừng trút xuống Gaza.
"Sức ép từ các gia đ́nh và sức ép từ nội các đă thuyết phục ông Netanyahu chấp nhận thỏa thuận", Gershon Baskin - nhà đàm phán Israel từng làm trung gian ḥa giải cho thỏa thuận giữa Israel với Hamas hồi 2011 - nhận định.
11 tiếng căng thẳng trước khi chốt được thỏa thuận
Hamas công khai chấp nhận thỏa thuận hôm 21/11. Chính quyền Israel th́ đồng ư vào rạng sáng hôm sau, 22/11.
Tuy nhiên, tới đêm 22/11, quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Israel, Tzachi Hanegbi, đă bất ngờ ra thông cáo tuyên bố sẽ hoăn thỏa thuận lại ít nhất một ngày. Một vấn đề đă nổi lên phút cuối.
Theo các nhà đàm phán, Hamas yêu cầu Israel đưa ra danh sách nhóm tù binh Palestine đầu tiên được trả tự do để họ có thể thông báo với gia đ́nh tù binh. Khi Israel khước từ yêu cầu, Hamas cũng từ chối chia sẻ danh sách con tin mà nhóm này dự định chuyển giao trong ngày đầu tiên.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Qatar cho biết, các danh sách con tin và tù binh thuộc diện trao đổi sẽ được chuyển giao hàng ngày.
Biến chuyển phút chót đă khiến gia đ́nh các con tin lo lắng, một số người cho biết họ không tin thỏa thuận là thật cho tới khi thân nhân của ḿnh đặt chân lên đất Israel.
Thỏa thuận phải đối mặt với sóng gió ngay phút cuối. Tranh căi liên quan tới điều kiện thỏa thuận đă khiến nó bị tŕ hoăn. Tới tận đêm 23/11, các nhà đàm phán vẫn c̣n đang bàn thảo các chi tiết cụ thể, ví dụ như tuyến đường để đưa các con tin vào Israel.
Nhưng đêm 23/11, các nhà đàm phán Qatar tuyên bố, thỏa thuận phóng thích 50 con tin Israel hiện đang bị giam giữ ở Gaza để đổi lấy 150 tù binh Palestine bắt đầu được tiến hành từ 24/11.
Thỏa thuận đánh dấu bước đột phá lớn đầu tiên về ngoại giao trong cuộc giao tranh đă kéo dài suốt 7 tuần. Nó cũng củng cố một kênh liên lạc hiếm hoi giữa các bên đối địch, làm nhen nhóm hy vọng về khả năng tiến hành các cuộc đàm phán khác nhằm giải phóng con tin bị bắt giữ hôm 7/10.
VietBF©sưu tập