Xoay quanh sự tranh căi về việc từ ngữ miền Bắc và giọng Hà Nội đang chiếm ưu thế, ḿnh đă dùng chút thời gian t́m hiểu lư do. Là một người Vũng Tàu, nơi có hiện tượng trẻ em ở trường nói giọng Bắc rồi về nhà nói giọng Nam, ḿnh tự tin là có góc nh́n toàn diện.
Trước tiên, không có giọng nào là hoàn hảo. Cái gọi là “Giọng chuẩn” chỉ là thuật ngữ để miêu tả sự phổ biến và ưu thế.
Một ngôn ngữ hay giọng nói có được vị thế không phải v́ cách người nói sử dụng, cách phát âm, hay vốn từ ngữ - mà là yếu tố địa chính trị.
Để so sánh, chúng ta có thể lấy tiếng Anh. Nó là sự tổng hợp của ngôn ngữ người Anglo-Saxons cộng với tiếng Hy Lạp, Latin, Pháp, và Đức.
Sau đây là các sự kiến đă giúp thúc đẩy vị thế của nó.
- La Mă cai trị quốc đảo Anh từ 43 AD đến 410 AD.
- Người Anglo-Saxons đến chiếm Anh từ 577 AD.
- Quân Normans chiếm Anh vào năm 1066 AD.
- Mỹ tuyên bố độc lập vào năm 1776.
- Quân Anh đánh bại Napoleon vào năm 1815.
- Quân Đồng Minh đánh bại Đức vào năm 1918.
- Quân Đồng Minh đánh bại phát xít vào năm 1945 và Mỹ trở thành siêu cường quốc duy nhất.
Tiếng Anh bây giờ được coi là ngôn ngữ toàn cầu không phải v́ nó khoa học hay ưu việt, mà v́ nó là ngôn ngữ của “Phe chiến thắng.” Chính xác là của Đế Chế Anh và Mỹ.
Nhưng khi học, chúng ta cũng chỉ dùng vài giọng hoặc thành phố để làm tiêu chuẩn. Tuy không có thống kê, nhưng theo nhận xét cá nhân th́ là: New York và London. Có vài phiên bản khác như Singlish hay Úc nhưng v́ Anh và Mỹ và hai siêu cường quốc nên được chọn.
Tương tự như khi học tiếng Trung, bạn sẽ được dạy theo tiêu chuẩn Bắc Kinh, mặc dù có nhiều giọng khác. Đơn giản v́ đó là thủ đô của Trung Quốc. Ở những Quảng Đông, tiếng địa phương vẫn được sử dụng, nhưng chỉ ở nhà. C̣n ở ngoài đời thường, trường học, hay cơ quan nhà nước, tiếng Phổ Thông được lấy làm tiêu chuẩn. V́ nếu không sẽ quá phức tạp để một dân tộc giao tiếp với nhau.
Quay lại Việt Nam. Tiếng Việt cũng đi theo quy luật tự nhiên.
Việt Nam cũng có phiên bản “Waterloo” và nó quyết định thành phố nào là thủ đô và giọng nào sẽ chiếm ưu thế. Hiện tại, đó là Hà Nội v́ các cơ quan đầu năo của đất nước nằm ở đó. Bao gồm Bộ Giáo Dục và Bộ Truyền Thông.
Đó là v́ sao trong sách giáo khoa có con “Lợn,” nhưng điều đó không ngăn chặn người Sài G̣n mua thịt “Heo.” Chúng ta bây giờ đi “Sân bay” chứ ít ai nói “Phi trường.”
Cách duy nhất để giữ ǵn bản sắc riêng của mỗi vùng miền là người nơi đó chủ động bảo tồn văn hóa lẫn từ ngữ riêng. Trừ khi có thể quay lại thời gian và thay đổi kết quả của trận “Waterloo” th́ khó làm được ǵ khác.
Người Sài G̣n bây giờ dùng nhiều từ từ miền Bắc v́ ảnh hưởng từ văn hóa, phim ảnh, sách và báo chí.
- “Anh ấy bảo” thay cho “Ảnh nói.”
- “Bảo sao” thay cho “Hèn chi.”
- “Chả sao cả” thay cho “Không sao hết.”
Không chỉ người Sài G̣n, người miền Trung khi ra các thành phố lớn sinh sống cũng phải nói giọng phổ thông. V́ nếu dùng “chuẩn Thanh Hóa” hay “chuẩn Quảng Trị” th́ đa số người sẽ không hiểu.
Cho nên không có ǵ để tiêu cực hóa lên, đây là điều b́nh thường. Trừ khi Hà Nội không c̣n là thủ đô nữa th́ xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục như quy luật tự nhiên.
Tác giả Nguyễn Trọng Nhân
|