Ông Thái đặt câu hỏi với ông Minh:
- Cái gọi là “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” nó là cái ǵ? Nghe mênh mang lắm, ông có thể cụ thể hoá cho dễ hiểu được không?
Ông Minh có vẻ rất thích thú với câu hỏi này. Ông hào hứng vào chuyện.
- Đấy là câu nói không định lượng, nói cho sướng mồm, ta nói với ta, đảng nói với dân. Cái từ “cơ đồ” nó có từ thời “ăn lông ở lỗ” ư ám chỉ sự thành công trong sự nghiệp có một cơ nghiệp của một con người, của một triều đại- cái cơ đồ ấy nó hẹp không thể đại diện cho các thành phần giai cấp trong xă hội.
Ví như, Cơ đồ của anh nông dân là con trâu, mảnh ruộng. Của anh trí thức là có tư chức tư quyền, có ngôi nhà vợ đẹp con khôn.
To tát hơn là cơ đồ của mỗi một triều đại với những chế độ chính trị khác nhau.
Trong chế độ nhà nước quân chủ thời phong kiến cơ đồ của một quốc gia gắn với sức mạnh của vương triều, với sự thuần phục của thần dân, sự anh minh của các bậc quân vương thể hiện bằng thiên hạ thái b́nh no ấm, bờ cơi b́nh yên, mưa thuận gió hoà - có nghĩa nó c̣n bao hàm yếu tố tâm linh về sự che chở của trời đất, của thánh thần, của ḷng người…
Cho nên sử dụng hai chữ “cơ đồ” trong thời đại ngày nay nó đă trở nên lạc hậu. Ra thế giới mà nói đến hai chữ “cơ đồ” bố thằng Tây cũng không hiểu, muốn nó hiểu lại giải thích ḷng ṿng cơ đồ là thế này, thế kia, mỗi một đồng chí lại giải thích một kiểu, chẳng có chuẩn mực, tiêu chí nào thống nhất. Hội nhập quốc tế mà không giống ai, chỉ là tự sướng, nói hươu nói vượn chẳng thằng nào nó tin.
Thế giới nó có tiêu chí cụ thể đánh giá, cơ đồ có phản ánh được các quyền con người, tŕnh độ dân trí, sự minh bạch trong giới quan trường, phúc lợi xă hội công dân được thụ hưởng, uy tín của quốc gia với cộng đồng quốc tế, chất lượng môi trường sống, tŕnh độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia… ?
Cơ đồ ấy như thế nào, cần đưa ra các con số cụ thể, thông qua công bố của các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá.
Ông có biết thế giới họ đánh giá và nh́n nhận Việt Nam như thế nào không?
Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Human Rights Council công bố:
Việt Nam tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền dân sự và chính trị cơ bản vào năm 2020. Chính phủ, dưới sự cai trị độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đă siết chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận, lập hội, hội họp, vận động và tôn giáo ôn ḥa. Các lệnh cấm vẫn được áp dụng đối với việc thành lập hoặc hoạt động của các công đoàn độc lập và bất kỳ tổ chức hoặc nhóm nào khác được coi là mối đe dọa đối với sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản. Các nhà chức trách đă chặn quyền truy cập vào một số trang web và trang truyền thông xă hội, đồng thời gây áp lực buộc các công ty truyền thông xă hội và viễn thông phải xóa hoặc hạn chế nội dung chỉ trích chính phủ hoặc đảng cầm quyền.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố xếp hạng, Việt Nam nằm trong số 2/3 các quốc gia trên thế giới tham nhũng nghiêm trọng (dưới 50 điểm).
Theo Trace International, một cơ quan nghiên cứu và theo dơi nạn hối lộ th́ cuộc khảo sát chấm điểm 197 quốc gia trên thế giới th́ Việt Nam đứng hạng 188 với 82/100 điểm, thuộc nhóm 10 quốc gia tham nhũng nhất.
Trong bảng xếp hạng các thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới của IQAir, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 chỉ sau Lahore của Pakistan.
Theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học quốc tế về pḥng chống ung thư được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao thứ 2 thế giới. Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Hơn 172.000 người đă mắc bệnh và 10.400 người chết v́ bệnh lao (báo cáo của WHO năm 2020).
Cục Pḥng chống tệ nạn xă hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, cả nước hiện có khoảng 30.000 người đang hoạt động mại dâm, trong khi đó dưới chế độ Việt Nam cộng hoà con số là 20.000.
Hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 92, được 55 quốc gia và vùng lănh thổ miễn thị thực nhập cảnh. Ở vị trí này, Việt Nam đồng hạng với Guinea, Mali, Togo, đồng thời đứng trên một bậc so với các nước Bhutan, Campuchia, Chad, Comoro Islands, và Niger - những nước có hộ chiếu được miễn thị thực ở 54 quốc gia và vùng lănh thổ.
Việt Nam là nước xuất khẩu lao động có số người vi phạm luật pháp nước sở tại nhiều nhất trên thế giới như : cư trú bất hợp pháp, rủ nhau làm các công việc phi pháp như nấu rượu, buôn bán động vật hoang dă, lập bè nhóm gây mất đoàn kết, đánh chửi nhau, trộm cắp, trấn lột. Những hiện tượng xấu khác là gây mất trật tự, mất vệ sinh, hút thuốc lá nơi ở, nơi công cộng, trốn vé tàu, xe, lừa lách vé cước điện thoại, Internet...
Việt Nam là quốc gia cạnh tranh thứ 67 trên thế giới trong số 140 quốc gia được xếp hạng trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố.
Với thứ hạng này Việt Nam chưa lọt vào các quốc gia có sức cạnh tranh, chủ yếu vẫn phải nhận sự hỗ trợ và được hưởng các chính sách ưu tiên cho nước kém phát triển.
|
|