Để có được sự yêu mến của mọi người trẻ cần phải học rất nhiều. Và cha mẹ cần dạy cho trẻ những điều đó càng sớm càng tốt.
Dạy trẻ về ḷng trung thực
Một trong những ưu tiên hàng đầu khi dạy con nhỏ là giáo dục về tính trung thực. Bởi v́ tính trung thực chính là nền tảng giúp trẻ phát triển tích cách chân thành, tôn trọng bản thân và lẽ phải thay v́ sự dối trá.
Thế nhưng nhiều cha mẹ gặp khó khăn khi dạy con về tính trung thực. Nhất là với trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này hầu hết trẻ chưa phân biệt được sự thật và dối trá.
Theo tiến sĩ Lim Boon Leng, chuyên gia tâm lư th́ trẻ thường nói dối với hy vọng đạt được điều ḿnh muốn hoặc tránh h́nh phạt. Điều này cũng cho thấy sự quan trọng của việc hướng dẫn trẻ về trung thực và thấu hiểu lư do sau hành vi nói dối của trẻ.
Giáo dục về tính trung thực luôn là ưu tiên hàng đầu
Dạy trẻ về tính công bằng
Thường th́ khi được 2 tuổi trẻ sẽ bắt đầu hiểu về khái niệm chia đều. Tuy nhiên việc yêu cầu trẻ chia sẻ, lớn phải nhường bé, bé được ưu tiên,… là những khái niệm sai lầm. Những khái niệm như vậy không bao giờ h́nh thành khi trẻ chưa phát triển tính công bằng. V́ vậy, điều quan trọng là nuôi dưỡng sự b́nh đẳng trong cách giao tiếp, trong các hoạt động ở nhà, trong lớp hay nơi công cộng.
Một khi trẻ hiểu về b́nh đẳng th́ sẽ tự phát triển sự công bằng. Lúc đó, trẻ hiểu rằng khi nào cần nhường, cần chia sẻ.
Dạy con về sự kiên tŕ, cố gắng
Khi mà công nghệ đang ngày càng phát triển nhanh chóng th́ trẻ nhỏ càng khó kiên nhẫn chờ đợi. Chúng muốn có mọi thứ ngay lập tức.
Thế nhưng cha mẹ cần dạy con về kiên nhẫn, điều này vô cùng quan trọng. Sự kiên nhẫn được xem như ch́a khóa của thành công trong công việc và cuộc sống của trẻ sau này.
Sự kiên tŕ của một người không tự nhiên mà có, nó phải được rèn luyện từ nhỏ, xây dựng qua thời gian. Cha mẹ hăy hướng dẫn con biết kiểm soát bản thân.
Trẻ học được sự kiên nhẫn sẽ phát triển nhân cách và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng là cách mẹ dạy con tôn trọng người khác, tập trung vào bản thân và học cách hiểu, đồng cảm với người khác.
Dạy con về ḷng cảm thông
Có 3 dạng đồng cảm là nhận thức, cảm xúc, hành động. Đồng cảm cảm xúc tức là chia sẻ, thấu hiểu cảm xúc của người khác. Đồng cảm hành động được thể hiện thông qua sự quan tâm và hành động với ḷng trắc ẩn. C̣n đồng cảm nhận thức là một người hiểu suy nghĩ của người khác và đặt ḿnh vào vị trí của họ. Để dạy con về ḷng cảm thông, cha mẹ có thể:
- Gắn nhăn cảm xúc: Đặt tên cảm xúc có mục đích để xây dựng vốn từ vựng cảm xúc cho con.
- Đặt câu hỏi: Khuyến khích con nhận biết, chia sẻ cảm xúc, giúp con nhận ra mọi cảm xúc đều b́nh thường.
- Chia sẻ cảm xúc: Tạo không gian cho trẻ thể hiện cảm xúc an toàn. Cha mẹ có thể chia sẻ cảm xúc của chính ḿnh để hướng dẫn con.
- Nhận biết biểu cảm: Hướng dẫn con nhận biết biểu cảm của người khác để đào tạo khả năng đồng cảm của trẻ.
Dạy con về t́nh yêu thương
Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em tự có khả năng yêu thương cũng như thể hiện t́nh cảm. Điều đó đúng nhưng để t́nh yêu đạt tới cùng th́ cần nhận được phản hồi. Trẻ cần cảm nhận được t́nh yêu của cha mẹ dành cho mọi người xung quanh quanh. V́ vậy, hăy cho trẻ biết cách bạn yêu thương.
Đừng để một ngày trôi qua mà bạn không bày tỏ t́nh cảm. Có thể thể hiện t́nh yêu theo những cách bất ngờ như gắn một ghi chú vào hộp cơm trưa, ôm con mà không cần lư do, dán trái tim trên gương pḥng tắm,…
Nếu bạn nói với con rằng “Bố/Mẹ yêu con”, trẻ sẽ đáp lại bằng cách nói “Con yêu bố/mẹ” nhiều hơn. Một ngôi nhà có nhiều cái ôm và nụ hôn th́ ngôi nhà đó sẽ tràn nhập t́nh yêu thương. Đây chính là giá trị cao quư nhất trong cuộc sống.
VietBF@sưu tập