Từ bỏ ngay 5 thói quen xấu này nếu không muốn bệnh tiểu đường 'rình rập' bạn. Không chỉ ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, tinh bột... mà thói quen bỏ bữa sáng, không tập thể dục, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến đường huyết của bạn tăng cao.
Các chuyên gia y tế đã thống nhất và nhận định đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt, có diễn biến phức tạp và khó nhận biết hơn so với các trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt thường xảy ra tại các trường học trước đây.
Bệnh tiểu đường trong những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội.
Bệnh tiểu đường cũng như các bệnh mãn tính khác là có dấu hiệu nhận biết rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh, mãi đến khi bệnh có những biến chứng mới bắt đầu thăm khám và được điều trị.
Theo các chuyên gia y tế, chúng ta không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày một cách khoa học và hợp lý.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn để ngăn ngừa bệnh tiểu đường đó là đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.
Mỗi bữa ăn cần cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn…
6 thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cần từ bỏ sớm
Thường xuyên bỏ bữa sáng
Theo nghiên cứu về tác động của bữa sáng với đường huyết trong 22 người mắc tiểu đường type 2 tham gia một ngày ăn sáng và ngày không ăn sáng trong hai ngày. Kết quả vào ngày họ bỏ bữa sáng, lượng đường trong máu cao hơn trong cả ngày.
Theo các nhà nghiên cứu, bỏ bữa sáng ức chế chức năng của tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin dẫn đến đường huyết cao. Ăn sáng cân bằng, nhiều chất dinh dưỡng và ít carb tốt cho quản lý tiểu đường.
Không hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài việc giúp duy trì cân nặng, nó còn làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
Các bác sĩ cho biết hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ đường khỏi máu và sử dụng nó làm năng lượng.
Thường xuyên căng thẳng
Căng thẳng làm tăng đường huyết do tăng nồng độ hormone cortisol. Cortisol tăng khiến cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin, dẫn đến đưa glucose ra khỏi máu ít hơn hoặc kém hiệu quả.
Căng thẳng về thể chất, ví dụ bị thương hoặc về tinh thần như khó khăn về tài chính, gặp các vấn đề trong hôn nhân, công việc hàng ngày đều ảnh hưởng đến đường huyết. Đi bộ 5 phút hoặc hít thở sâu 10 lần để thở chậm lại, thiền định giúp giảm căng thẳng.
Dùng nhiều thuốc
Một số loại như thuốc trị hen suyễn, tránh thai, chống trầm cảm, thuốc trị mụn trứng cá nặng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Saskatchewan (Mỹ), thuốc hạ huyết áp gây ra thay đổi trong lưu lượng máu, tác động trực tiếp đến việc giải phóng insulin nên có khả năng làm tăng đường huyết. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi thuốc nếu loại đang dùng tác động đến đường huyết.
Ngủ không đủ
Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, thiếu ngủ kích hoạt giải phóng hormone cortisol tăng căng thẳng và giảm lượng insulin dẫn đến tăng đường huyết. Giấc ngủ kém còn làm tăng hormone gây đói, khiến ăn nhiều hơn và không lành mạnh, dẫn đến tăng cân. Người bệnh nên ngủ 7-9 giờ mỗi đêm để kiểm soát tốt đường huyết.
VietBF@ sưu tập
|