Sau 12 lần hóa trị, bà Hà, 78 tuổi, sống khỏe nhờ bí quyết 3 chữ "T", gồm: T́m hiểu về bệnh, thực phẩm đa dạng, tập luyện chăm chỉ.
Bà Phạm Thị Lũng Hà, quê ở Hải Pḥng, phát hiện ung thư trực tràng cách đây 7 năm, từ dấu hiệu đại tiện ra máu, dù sức khỏe trước đó b́nh thường. Thời điểm đó, bà nghĩ bản thân bị trĩ nên tự mua lá diếp cá về xông theo quan niệm dân gian, nhưng t́nh trạng không thuyên giảm.
Kết quả nội soi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phát hiện phần trực tràng có khối u, sinh thiết ung thư giai đoạn 3A - di căn đến các hạch bạch huyết cạnh đó, nhưng vẫn chưa lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
"Kiến thức về ung thư của tôi bằng 0, song tôi không sợ, ngược lại rất tin tưởng vào y học hiện đại và tự ḿnh t́m hiểu các kiến thức về bệnh", bà Hà nói.
Sau 12 đợt truyền hóa chất trong 6 tháng, bà xuất viện và tái khám định kỳ hàng năm. Hiện, người phụ nữ khỏe mạnh, không t́m thấy khối u ác tính trong cơ thể.
Cô Phạm Thị Lũng Hà. Ảnh: Nhân vật cung cấp
7 năm qua, bà Hà nghiên cứu sâu về ung thư đại tràng, cũng như dinh dưỡng cho người mắc bệnh, từ đó áp dụng và điều chỉnh cho bản thân. Qua t́m hiểu, bà nhận thấy tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư giai đoạn 3A lên đến 90%, do đó tinh thần của người phụ nữ luôn lạc quan, thoải mái.
Nhờ có kiến thức, bà áp dụng thực phẩm đa dạng, đủ chất, cân đối ba chất sinh năng lượng là bột đường, chất đạm, chất béo. Chất bột đường cần bổ sung 50-60% từ các thực phẩm rau củ quả, tinh bột, bánh ḿ, khoai. Nhóm chất đạm từ thực, động vật chiếm 13-20% tổng năng lượng, bổ sung thủy hải sản, tôm cua cá, sau đó là gà, vịt, ngan, lợn, ḅ. Chất béo có nguồn gốc động vật như mỡ (mỡ thịt, mỡ cá) và chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu (dầu có trong các loại hạt, loại quả).
Ăn đa dạng thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Bên cạnh đó là ăn đúng bữa, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Cơ thể được bổ sung đầy đủ các nhóm chất nên bà Hà luôn khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ sâu giấc, không cần thực phẩm chức năng hỗ trợ.
Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và thăm ḍ chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết nhiều người bệnh ung thư áp dụng các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt để chữa lành. Họ cho rằng nhịn ăn giúp bỏ đói tế bào ung thư, khiến khối u nhỏ lại và khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, khiến nhiều bệnh nhân bị suy kiệt, mất đi hàng rào miễn dịch tự nhiên, làm bệnh nặng thêm, bác sĩ Cảnh cho hay.
Bên cạnh ăn uống, bà Hà chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao. Từ khi truyền hóa trị, người phụ nữ chủ động xuống giường đi lại nhẹ nhàng. Sau khi điều trị ổn định, bà duy tŕ thói quen đi bộ nhẹ nhàng, khoảng vài km mỗi ngày, sau đó chuyển sang đạp xe.
Bà duy tŕ nếp sinh hoạt khoa học, thức - ngủ đúng giờ, dậy từ 5h30, đạp xe khoảng hơn 10 km, sau đó đi chợ. Thời gian rảnh, người phụ nữ làm vườn, tập văn nghệ để thư thái.
"Vận động khiến cơ thể tôi khỏe khoắn hơn, ăn ngon hơn", bà nói.
Giống như nhiều môn thể thao khác, đạp xe mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích như đốt mỡ, tốt cho tim mạch, cải thiện tư duy và tinh thần, giúp ngủ ngon, theo Bicycling.
Đạp xe, đi bộ là một trong những cách giúp tăng cường miễn dịch, khi đó cơ thể tự chống chọi lại bệnh tật, ngăn ngừa vi khuẩn, virus và một số loại ung thư thường gặp, mang đến những thay đổi có lợi cho hầu hết bộ phận như năo, cơ, xương, hệ tim mạch, thận và phổi. Khi thể chất tốt cùng tâm lư thoải mái, tuổi thọ sẽ kéo dài.
"Hiểu biết về bệnh tật, giữ nếp sống khỏe, sinh hoạt khoa học khiến thể chất của tôi luôn khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, yếu tố chính để chiến thắng bệnh tật", bà Hà chia sẻ.
VietBF@sưu tập