Trường hợp người đàn ông 50 tuổi ở Gia Lai tử vong v́ sốc phản vệ bởi tự dùng thuốc trị đau mắt khiến nhiều người lo lắng, nhất là trong t́nh h́nh dịch đau mắt đỏ đang bùng phát ở nhiều địa phương.
Câu hỏi đặt ra, liệu có phải khi người lớn mắc đau mắt đỏ sẽ lâu khỏi hơn trẻ em và nguy hiểm như thế nào? Bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rơ hơn về vấn đề này.
Đau mắt đỏ dễ lây lan
Đau mắt đỏ có tính chất lây lan mạnh, nên nhiều trường học có t́nh trạng đến hơn nửa lớp lây đau mắt của nhau. Khi thực tế nhiều cha mẹ, giáo viên cũng bị lây bệnh từ con trẻ nhưng ở người lớn có thể t́nh trạng đau mắt đỏ lại nặng hơn và kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nghẹt mũi...Đau mắt đỏ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (như: tay nắm cửa, điều khiển ti vi, nút bấm cầu thang…). Dùng chung đồ vật, đồ dùng cá nhân với nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối…
Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ c̣n lây qua sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Sau khi khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong ṿng 1 tuần. V́ thế, để pḥng bệnh, người dân cần giữ ǵn vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày, không dụi mắt, nhất là khi tay không được vệ sinh sạch. Rửa tay bằng xà pḥng thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.
Người lớn đau mắt đỏ có nặng hơn trẻ em không?
Nhiều người thắc mắc đau mắt đỏ ở người lớn nặng hơn ở trẻ. Điều này chưa hẳn đúng, trên thực tế ở người lớn hay trẻ lớn có sức đề kháng tốt hơn, có ư thức và nhận thức về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe nên sẽ nhanh khỏi và đau mắt đỏ không bị nặng, không có biến chứng so với trẻ nhỏ.
Ghi nhận thức tế cho thấy, đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ dễ bị nặng hơn, dễ có biến chứng hơn, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Đau mắt đỏ ở trẻ lứa tuổi này thường có thời gian khỏi bệnh chậm hơn ở người lớn, trẻ lớn v́ hệ miễn dịch ở lứa tuổi này chưa được hoàn thiện. Bên cạnh đó, trẻ dưới 3 tuổi chưa nhận thức được đầy đủ các biện pháp pḥng lây lan, nên có thói quen dụi tay vào mắt khi ngứa, gây bội nhiễm, tổn thương mắt và kéo dài thời gian bệnh hơn.
Tuy nhiên, vẫn có số ít người lớn, trẻ lớn bị đau mắt đỏ nặng hơn, kéo dài hơn 7-14 ngày. Ở số ít này là thường gặp ở người mắc bệnh nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, người có hệ miễn dịch bị suy giảm…nên bệnh dễ chuyển nặng và thời gian mắc kéo dài hơn.
Không tự điều trị đau mắt đỏ
Khi đau mắt đỏ, tuyệt đối không nên tự điều trị. Người bệnh cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán xem có thật sự do viêm kết mạc hay không. Bởi trên thưc tế có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhăn …Tùy vào nguyên nhân cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
- Nếu đau mắt đỏ do virus: bệnh tự khỏi sau vài ngày, cần chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề.
- Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn: bác sĩ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị.
- Trường hợp do dị ứng sẽ được kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm t́nh trạng dị ứng. Đặc biệt những bệnh nhân viêm kết mạc do vi khuẩn và virus cần giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền bệnh cho người xung quanh của ḿnh bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt, che mũi và miệng khi hắt hơi.
Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh. Đối với những bệnh nhân đeo kính áp tṛng khi bị đỏ mắt phải ngưng dùng ngay. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi v́ sẽ làm bẩn lọ thuốc. Nên dùng khăn mềm, nhúng nước, để vào ngăn lạnh sau đó đắp lên mắt để giảm các triệu chứng phù nề.
Tóm lại: Đau mắt đỏ sẽ khỏi theo tự nhiên sau 7-10 ngày, nhưng nếu lâu hơn sẽ có nguy cơ biến chứng, khó điều trị hơn. Người bệnh phải được khám chuyên khoa mắt để được dùng thuốc chống viêm, tăng cường miễn dịch chống bội nhiễm.
Ghi nhận tại pḥng khám, ở một số trường hợp như: Người có sức đề kháng yếu (người già, trẻ nhỏ), những người không tuân thủ tốt điều trị, những trường hợp viêm kết mạc cấp nặng,… mặc dù được phát hiện và điều trị kịp thời nhưng bệnh vẫn gây biến chứng viêm giác mạc, thậm chí gây viêm loét giác mạc. Bởi vậy, khi đau mắt đỏ không tự điều trị, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Lời khuyên thầy thuốc
Hiện nay, thời tiết mưa dài ngày với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi phát triển nhanh hơn. Nên bệnh đau mắt đỏ cũng dễ lây lan nhanh chóng.
Để chủ động pḥng ngừa bệnh đau mắt đỏ người dân cần thực hiện các biện pháp đơn giản nhất nhưng hiệu quả là thường xuyên rửa tay bằng xà pḥng, sử dụng nước sạch; không đưa tay dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…..
Cần vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lư, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường; sử dụng xà pḥng hoặc các chất sát khuẩn thông thường để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh mắc hoặc nghi mắc bệnh đau mắt đỏ.
|
|