Khi động mạch được sử dụng trong thời gian dài, dưới tác động của nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau, có thể xảy ra t́nh trạng xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch, một dạng đặc biệt của xơ cứng động mạch, là t́nh trạng phổ biến và gia tăng theo độ tuổi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người trẻ th́ có ít nguy cơ mắc bệnh. Khi xơ vữa động mạch phát triển đến một mức độ nhất định, các mảng xơ vữa ngày càng to ra sẽ khiến mạch máu ngày càng hẹp lại, làm cho máu khó lưu thông qua, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở các bộ phận cấp máu, và cuối cùng dẫn đến hàng loạt hậu quả xấu như đau tim, đột quỵ, cắt cụt chi, tàn tật và thậm chí tử vong.
Nếu cơ thể xuất hiện 3 biểu hiện dưới đây có nghĩa là mạch máu của bạn nhiều nguy cơ đă bắt đầu "bị bó hẹp lại" mà bạn không nên bỏ qua.
1. Đau ngực khi tập thể dục hoặc hưng phấn cảm xúc
Động mạch vành là các mạch máu cung cấp máu cho tim (cơ tim). Sau khi hẹp động mạch vành, lưu lượng máu trở nên khó khăn, cơ tim không được cung cấp đủ máu, người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực. Đặc biệt là trong khi tập thể dục hoặc hưng phấn về mặt cảm xúc, tức là khi tim tăng khối lượng công việc, các triệu chứng dễ xảy ra hơn, cụ thể là cơn đau ngực đă đề cập trước đó, được gọi một cách chính xác hơn là đau thắt ngực.
Hẹp nặng hoặc tắc nghẽn cấp tính động mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
2. Cảm giác chóng mặt khi quay đầu, đứng dậy bất ngờ
Khi động mạch cảnh bị thu hẹp đến một mức độ nhất định, lượng máu cung cấp lên năo sẽ bị tắc nghẽn, có thể xảy ra các triệu chứng như chóng mặt, nặng hơn khi quay đầu, đứng dậy bất ngờ, thậm chí gây ngất.
Bản thân việc thu hẹp mạch máu năo cũng có thể gây ra t́nh trạng thiếu máu cung cấp cho năo. Trong trường hợp nhẹ, có thể xảy ra các triệu chứng thoáng qua (thiếu máu năo thoáng qua), trong khi việc cung cấp máu không đủ cấp tính do hẹp và tắc nghẽn nghiêm trọng có thể gây ra các t́nh trạng nghiêm trọng như nhồi máu năo.
3. Cảm giác lạnh, tê và đau ở chân, bàn chân
Những người thấy đau ở bắp chân khi đi bộ và cơn đau giảm bớt sau khi dừng lại một lúc, hoặc họ thường cảm thấy lạnh ở chân và bàn chân, đặc biệt là vào mùa đông xuân hoặc ban đêm dù đă đi tất hoặc giữ ấm kỹ lưỡng cho chân, đừng nghĩ rằng đây là một phần b́nh thường của quá tŕnh lăo hóa hay chỉ đơn giản là do thời tiết.
T́nh trạng này thường liên quan đến chứng hẹp hoặc tắc mạch máu do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch và hẹp động mạch xảy ra ở động mạch chi dưới, gây thiếu máu cục bộ ở chi dưới, người bệnh sẽ cảm thấy đau, có thể [chân] nặng nề hơn, nhất là khi vận động, khiến họ phải dừng lại nghỉ ngơi, đây được gọi là t́nh trạng đau cách hồi.
Nếu t́nh trạng xơ vữa động mạch tiếp tục phát triển gây hẹp, tắc nghẽn mạch máu ở chi dưới nặng, thậm chí có thể dẫn đến hoại tử và phải cắt cụt chi dưới. Các nghiên cứu khác cho thấy những bệnh nhân bị đau cách hồi có nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 4 lần.
Ngoài ra, các mảng xơ vữa động mạch có thể vỡ và đi theo đường máu chảy, gây huyết khối cấp tính, tắc mạch cấp tính và dẫn đến hoại tử ở nơi cung cấp máu.
Lưu ư, bạn cũng cần cẩn thận với t́nh trạng chuột rút ở chân thường xuyên. Không phải tất cả t́nh trạng chuột rút ở chân đều là do thiếu canxi mà c̣n rất nhiều nguyên nhân khác. Chuột rút ở chân vào ban đêm tăng theo độ tuổi và có thể gây tê, đau và thậm chí chuột rút ở cơ bắp chân khi có xơ vữa động mạch hoặc cục máu đông.
Muốn ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đầu tiên phải học cách ăn đúng
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tim mạch của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu vào tháng 7/2021 cho thấy nhiều loại thực phẩm khác nhau có thể ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Nó chỉ ra, đối với người trưởng thành khỏe mạnh, để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nên hạn chế muối và ăn ít thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Mặt khác, hăy ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhiều hơn, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây, các loại đậu, hạt, đồng thời thay thế bơ và mỡ động vật bằng dầu ô liu và các loại dầu khác giàu axit béo không băo ḥa.
- Thịt: Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch
Về thịt, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch, trong khi việc tiêu thụ thịt gia cầm vừa phải không có tác động đáng kể đến nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu khuyến cáo thỉnh thoảng chỉ nên ăn thịt chế biến sẵn và thịt đỏ nên hạn chế không quá 2 khẩu phần mỗi tuần (khoảng 200g/khẩu phần). Thịt gia cầm có thể ăn ở mức vừa phải, không quá 3 khẩu phần mỗi tuần (khoảng 300g/khẩu phần).
- Trứng: Nên ăn 1 quả trứng mỗi ngày
Nghiên cứu cho thấy dựa trên bằng chứng hiện tại, những người khỏe mạnh có thể ăn tối đa 3 khẩu phần mỗi tuần (2 quả cho mỗi khẩu phần) hoặc 1 quả trứng mỗi ngày.
Dù một số người lại lo lắng về hàm lượng cholesterol của nó. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng lợi ích dinh dưỡng của việc ăn một quả trứng mỗi ngày cao hơn nhiều so với hàm lượng cholesterol.
- Sản phẩm từ sữa: Uống sữa điều độ không làm tăng nguy cơ tim mạch
Nghiên cứu chỉ ra rằng bằng chứng hiện tại ủng hộ việc uống một ly sữa mỗi ngày và ăn ba phần nhỏ (mỗi phần 50g) phô mai mỗi tuần, bao gồm một phần (200g) sữa chua mỗi ngày. Dù là sữa nguyên chất hay sữa ít béo, uống điều độ với chế độ ăn uống cân bằng sẽ không làm tăng nguy cơ tim mạch.
- Cá: Ăn cá điều độ cũng có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn 2 đến 4 khẩu phần (300g mỗi khẩu phần) cá mỗi tuần có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Quả hạch: Mỗi ngày ăn một nắm hạt (khoảng 30g)
Các loại hạt rất giàu chất xơ và cũng là nguồn cung cấp axit linoleic tốt. Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng tiêu thụ 28g hạt mỗi ngày có thể giảm 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đánh giá cho thấy tiêu thụ 30g hạt mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Rau củ quả: Ăn ít nhất 400g rau củ quả mỗi ngày
Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng tiêu thụ 400g rau mỗi ngày có thể giảm 18-21% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành và giảm 34% nguy cơ tử vong. Tiêu thụ 400g trái cây mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 10-18% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và 21-32% nguy cơ tử vong. Đánh giá khuyến nghị nên tiêu thụ ít nhất 400g rau và trái cây mỗi ngày.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp làm giảm nguy cơ tim mạch
Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng việc tiêu thụ thường xuyên ngũ cốc tinh chế có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cứ tăng tiêu thụ 30g ngũ cốc nguyên hạt/ngày có liên quan đến việc giảm 8% nguy cơ tử vong từ bệnh tim mạch vành.
- Dầu: Dầu thực vật 25-30g mỗi ngày
Nghiên cứu chỉ ra rằng so với bơ và các loại mỡ động vật khác hoặc dầu giàu chất béo băo ḥa, ô liu, đậu nành, hạt hướng dương và dầu ngô có thể là những lựa chọn lành mạnh hơn và lượng tiêu thụ hàng ngày của chúng nên từ 25-40g.
- Muối: Trung b́nh mỗi ngày nên ăn ít hơn 5g
Nhiều nghiên cứu đă phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều muối (natri) có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch cao hơn so với chế độ ăn ít muối (natri). Mỗi lần tăng 1g lượng natri trong chế độ ăn uống có liên quan đến việc tăng 6% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đánh giá khuyến cáo rằng người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ trung b́nh ít hơn 5g muối mỗi ngày, tương đương với 2,3g natri.
- Đồ uống: Có thể làm tăng đáng kể nguy cơ tim mạch
Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng uống 250ml đồ uống có đường mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành từ 15-22%. Do đó, nên cân nhắc tiêu thụ chúng một cách hợp lư.
VietBF@ Sưu tập