Sau 10 ngày gặp scandal liên quan tới phát ngôn trong buổi họp báo ra mắt Vietnamese Concert, ca sĩ Hoàng Thùy Linh đă chính thức đưa ra lời xin lỗi. Tuy vậy, dễ thấy cuộc khủng hoảng truyền thông cô tạo ra đă mang tới nhiều hệ lụy khó có thể giải quyết một sớm một chiều.Ông Lê Bá Hải Siêu, chuyên gia truyền thông, cựu quản lư của Hoa hậu Jennifer Phạm đă có những chia sẻ với PV Dân Việt về chủ đề này:
Khi ê-kíp của nghệ sĩ lúng túng trong việc quản lư khủng hoảng
Nhiều người hỏi tôi về cách xử lư khủng hoảng truyền thông. Tôi không cho đó là xử lư mà thường gọi là cách quản lư khủng hoảng. Sự khác biệt trong tư duy này dẫn đến rất nhiều hệ luỵ. Phần đông chỉ nghĩ đến xử lư, tức là chuyện đă rồi. Mà chúng ta đều biết: Khi chuyện đă rồi th́ phần lớn kết cục không mấy tốt đẹp.
Người giỏi chạy chữa th́ chuyện to hoá nhỏ, nhưng vết sẹo vẫn c̣n đó. Sự việc càng khó khi danh tiếng của bạn càng lớn, bởi lúc đó bạn đang đối mặt với một đám đông hỗn loạn và đầy giận dữ. Chưa kể đến những bên thứ 3 "ăn theo" muốn đẩy sự việc đi xa để có lợi cho họ như đối thủ hạ bệ bạn để lấy show, một kênh truyền thông, một KOL (người dẫn dắt dư luận) muốn làm người phán xử để thu hút truyền thông, đánh bóng tên tuổi.
Một ḿnh nghệ sĩ hay ê-kíp thường thấy như hiện nay thật khó giải quyết được những cuộc khủng hoảng như vậy, xét từ việc nhận diện vấn đề, đo lường mức độ ảnh hưởng cũng như những phương án lựa chọn để "chạy chữa" và hay lôi kéo nhóm người hâm mộ. KOLs trung thành, tin tưởng bảo vệ họ trước thông tin tiêu cực.
Trong phạm vi nghệ sĩ, việc pḥng bệnh theo tôi là quan trọng nhất. Khi mọi việc đă bị đẩy đi quá xa, rất khó để người nghệ sĩ có thể huy động nguồn lực trong cùng một lúc sau 24 - 48h nổ ra khủng hoảng để có thể có ngay một kịch bản xử lư hoàn chỉnh. Một thời gian cực kỳ quan trọng để ngăn chặn đám cháy lan nhanh và khó lường, đặc biệt trong môi trường mạng như ở Việt Nam. Ngay đến những doanh nghiệp lớn, tiềm lực tài chính và nhân sự hùng hậu, có cả kịch bản và công cụ cũng từng bất lực như trường hợp Tân Hiệp Phát….V́ thế, việc lựa chọn ê-kíp truyền thông cần đặc biệt quan tâm đến những rủi ro có thể tổn hại đến h́nh ảnh, không chỉ chăm chăm 100% vào việc tuyên truyền đẩy view, tin bài như hiện nay. Việc kiểm soát h́nh ảnh của một chiến dịch truyền thông nghệ sĩ cần được ê-kíp tính toán và kiểm soát kỹ càng, lường trước những h́nh ảnh, nội dung có thể gây ra sự hiểu nhầm, kích động... Đặc biệt cần cho nghệ sĩ nói ít lại - nhất là những nghệ sĩ có tiền sử vạ miệng. Nên trao quyền phát ngôn, điều phối cho đại diện truyền thông của ḿnh nhiều hơn, đó là những người có kiến thức, kinh nghiệm cũng như uy tín, sự yêu mến đối với giới truyền thông. Nghệ sĩ chỉ cần làm tốt trong lănh địa của ḿnh.
Về lời xin lỗi của Hoàng Thùy Linh
Tôi xin mượn chia sẻ của Hoàng Thuỳ Linh trong lời xin lỗi cô đưa ra: "Học, học nữa, học măi, Linh c̣n rất nhiều điều phải học, phải trau dồi từng ngày để được đóng góp một phần nhỏ bé cho nghệ thuật và khán giả, cho những người mà Linh tuyệt đối trân trọng".
Tôi không rơ người đang giận có cảm nhận được thông điệp của Linh hay không. Tôi đọc và thử đặt ḿnh vào th́ khó hiểu quá. Nên chắc đúng là phải "học, học nữa, học măi".
Sáng 18/9, Hoàng Thùy Linh đưa ra lời xin lỗi sau 10 ngày diễn ra scandal liên quan tới phát ngôn của cô trong buổi họp báo Vietnamese Concert. Cô viết: "Tôi hiểu rằng bản thân có trách nhiệm gửi lời xin lỗi đến khán giả yêu thương v́ ḷng tốt nhận được từ mọi người. Đó cũng là động lực để tôi nỗ lực và cố gắng qua từng ấy năm. Trong suốt quăng đường hoạt động nghệ thuật, tôi luôn biết ưu và nhược điểm của ḿnh, cố gắng hoàn thiện phong cách trong ḍng nhạc mà tôi đă chọn".
Lời xin lỗi của Hoàng Thùy Linh bị không ít khán giả và chuyên gia truyền thông đánh giá là không thật tâm, có phong cách của "văn mẫu".
|