Đánh thuế tài sản với 0,5% dân số giàu nhất mỗi nước thành viên, châu Âu có thể tăng thu ngân sách hơn 227 tỷ USD.
Ư tưởng này được nêu trong nghiên cứu của Nhóm Liên minh Tự do tại Nghị viện châu Âu vừa công bố, tức sau hai tuần khi các nhà kinh tế và chính trị gia đưa ra kêu gọi đánh thuế những người siêu giàu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi (Ấn Độ).
Theo đó, nếu đánh thuế tài sản với 0,5% những người giàu nhất ở mỗi quốc gia châu Âu, khối này sẽ thu được hơn 213 tỷ euro (hơn 227 tỷ USD) mỗi năm. Nhóm 0,5% này đang nắm giữ gần 20% tài sản của châu Âu, so với 3,5% của một nửa dân số nghèo nhất. Hơn nữa, tài sản của họ đă tăng 35% trong 10 năm qua. Nghiên cứu được ủy thác thực hiện bởi tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Tư pháp Thuế.
Triệu phú người Anh Phil White kêu gọi "đánh thuế người giàu" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 18/1. Ảnh: AFP
Đức và Pháp sẽ thu được nhiều nhất nếu đánh thuế người giàu, lần lượt hơn 65 tỷ euro (69,3 tỷ USD) và trên 46 tỷ euro (49 tỷ USD). Ở miền Nam châu Âu, các nước cũng sẽ hưởng lợi với mức độ khác nhau, như Italy thu được 27,2 tỷ euro (28,9 tỷ USD) trong khi Bồ Đào Nha và Hy Lạp có thêm lần lượt 3,7 tỷ euro (3,9 tỷ USD) và 1,4 tỷ euro (1,49 tỷ USD).
Không giống như h́nh thức đánh thuế người giàu được thông qua ở Tây Ban Nha hoặc thuế tài sản bất động sản của Pháp, đề xuất đánh thuế của Nhóm Liên minh Tự do áp dụng cho tất cả loại tài sản từ bất động sản, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu công ty đến tác phẩm nghệ thuật.
Nếu thực hiện, khoản thu thuế người giàu sẽ chiếm 1,35% GDP của EU, chưa bao gồm những tác động mở rộng trong việc giải quyết t́nh trạng trốn thuế của những cá nhân giàu có tại các thiên đường thuế.
Chỉ riêng ở Pháp, thu thuế giới siêu giàu sẽ chiếm 1,75% GDP. Nó giúp cải thiện đáng kể chi tiêu cho giáo dục (35%), chăm sóc sức khỏe (18%), hoặc thậm chí chi trả được ba phần tư chi tiêu mới dự kiến của chính phủ cho quá tŕnh chuyển đổi năng lượng. Đối với nước nặng nợ như Hy Lạp, nguồn thuế bổ sung sẽ giúp trả lương cho hơn 100.000 giáo viên tiểu học hoặc tăng đáng kể ngân sách giáo dục.
Claude Gruffat, thành viên Ủy ban Các vấn đề Kinh tế và Tiền tệ của Nghị viện châu Âu, cho biết ư tưởng hay ở chỗ tập trung vào những người cực kỳ giàu có và tránh những người c̣n lại. "Cho đến nay, chúng ta ưu tiên thắt lưng buộc bụng hơn là đánh thuế người giàu, nhưng người dân đang gặp khó và vấn đề tái phân phối của cải đă trở nên quan trọng", ông nói.
Nghiên cứu cũng phủ nhận nguy cơ các triệu phú rời đi nếu đánh thuế tài sản của họ. Việc đánh thuế chung toàn khối sẽ làm giảm thêm nguy cơ đó. Ước tính chỉ có 3,2% số triệu phú bị ảnh hưởng có nguy cơ di cư. "Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng tác động di cư là không đáng kể", ông Gruffat khẳng định.
Trong bối cảnh bất b́nh đẳng ngày càng cao, ư tưởng đánh thuế những người siêu giàu nhận được sự ủng hộ ngày càng tăng, bao gồm cả các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa tân tự do (neo-liberal), tức ủng hộ giảm sự can thiệp của chính phủ và thúc đẩy thị trường tự do.
Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều câu hỏi hóc búa liên quan đến việc triển khai thực tế loại thuế mới này. Ví dụ: Cơ sở đánh thuế là ǵ? Có nên loại trừ cổ phiếu công ty để tránh việc những doanh nhân lớn và CEO phải bán tài sản kinh doanh của họ để trả thuế hay không? C̣n về các rào cản hiến pháp th́ sao? Liệu triển khai ư tưởng này ở cấp độ Liên hợp quốc hoặc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) - nơi đưa ra thuế tối thiểu toàn cầu - có tốt hơn không?
Cựu bộ trưởng tài chính Colombia José Antonio Ocampo là người đă kư vào đơn kêu gọi đánh thuế người giàu ở New Delhi. Ông hy vọng vào một thỏa thuận quốc tế, với tất cả nước đồng ư thực hiện mức thuế tối thiểu đối với tài sản. Ông tin rằng sự bất b́nh đẳng gia tăng và các tác động đi kèm của nó gây ra sự bất măn trong xă hội và là một trong những động lực chính làm gia tăng sự phân cực chính trị và chủ nghĩa dân tộc dân túy.
"Sự tập trung của cải cực độ vào tay một số ít người không bền vững về mặt xă hội cũng như chính trị", Ocampo nói.