Loại quả này có giá trị dinh dưỡng cao với sức khỏe con người rất rẻ nhưng rất ít người biết đến.
Hàm lượng vitamin C trong quả quýt khá cao, cao hơn táo, lê. Ngoài ra, quýt có nhiều kali và caroten, giàu chất xơ, magie, kẽm và các chất dinh dưỡng khác tác dụng bảo vệ mạch máu, hỗ trợ hạ huyết áp, bảo vệ thị lực, có lợi cho làn da, tăng cường khả năng miễn dịch.
Quýt có hàm lượng nước cao, vị chua ngọt. Theo Đông y, thường xuyên ăn quýt không chỉ giúp cơ thể giải khát, mà còn giảm ho, dưỡng ẩm cho phổi.
Nếu bạn chỉ sử dụng thịt quýt sẽ thật là lãng phí. Những bộ phận của quả quýt từ xơ quýt, vỏ quýt, hạt quýt, lá quýt đều là những bảo bối vàng dành cho sức khỏe. Vì vậy, ăn một quả quýt đồng nghĩa với việc bạn uống 5 vị thuốc bổ.
Ăn một quả quýt bằng uống 5 vị thuốc bổ. (Nguồn: Sohu)
Hạt quýt
Hạt quýt vị đắng, tác dụng tiêu ứ, giảm sưng tấy, giảm đau, tan u cục. Phụ nữ đau bụng kinh có thể lấy một ít hạt quýt cho vào cốc nước, sau đó uống nước ngâm hạt quýt giúp giảm đau bụng kinh ở mức độ nhất định.
Xơ quýt
Xơ quýt là những sợi màu trắng dạng lưới, tác dụng làm dịu gan và dạ dày, giải đờm, hỗ trợ điều trị các cơn ho nhiều đờm, ho dai dẳng, tức ngực, khó thở và buồn nôn. Vì vậy, khi ăn quýt bạn không nên vứt bỏ phần xơ này, bạn hãy ăn cùng với múi quýt.
Lá quýt
Lá quýt tác dụng trợ gan và điều hòa khí huyết, hoặc dùng chữa các chứng đau nhức ở mạng sườn, ăn khó tiêu.
Vỏ quýt
Vỏ quýt chứa lượng lớn vitamin C và tinh dầu, tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm, chống say xe, chữa hôi miệng. Ngoài ra, vỏ quýt chứa một lượng lớn tinh dầu dễ bay hơi tự nhiên, có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường thở, giúp điều hòa thần kinh, xoa dịu tâm trí.
Mặc dù đây là loại quả vô cùng dinh dưỡng, nhưng những người bị đau dạ dày, đang đói, hoặc bị bệnh vẩy nến không nên ăn quýt.
VietBF@sưu tập