Theo thống kê của Fed, kể từ đầu tháng 1, lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ đă giảm 371 tỷ USD trong khi lượng đổ vào các quỹ thị trường tiền tệ lại tăng hơn 769 tỷ USD.
Tuần này, lượng tài sản chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ đă chạm mốc cao nhất từ trước đến nay. Mức lăi suất trên 5% tiếp tục là “cục nam châm” thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh Fed quyết tâm giữ lăi suất ở mức cao trong một thời gian dài.
Theo dữ liệu thống kê từ Investment Company Institute, khoảng 14 tỷ USD đă chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ trong tuần kết thúc vào ngày 30/8. Tổng tài sản của các quỹ này đạt 5.580 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 1992, khi dữ liệu bắt đầu được thống kê.
Đây là tin xấu đối với các ngân hàng đă chật vật nỗ lực theo nhiều cách để giữ chân người gửi tiền suốt từ năm ngoái đến nay, đặc biệt sau khi 3 ngân hàng cỡ trung sụp đổ hồi mùa xuân.
Theo thống kê của Fed, kể từ đầu tháng 1, lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ đă giảm 371 tỷ USD trong khi lượng đổ vào các quỹ thị trường tiền tệ lại tăng hơn 769 tỷ USD. Ḍng tiền bị rút ra khỏi hệ thống ngân hàng đă chậm lại trong mùa hè, nhưng kể từ cuối tháng 6 đến nay, lượng tiền gửi tại các ngân hàng lớn vẫn bị sụt giảm.
Đặc biệt, rủi ro lớn nhất lại đến từ những khách hàng giàu có nhất. Theo công ty dữ liệu Curinos, tiền gửi của các khách hàng giàu có mà mảng quản lư tài sản phục vụ và tiền gửi từ các khách hàng doanh nghiệp đă giảm gần 13% trong 7 tháng đầu năm, so với mức giảm chung chỉ là 1,8%.
“Mỉa mai thay, nhóm khách hàng gây nhiều lo ngại nhất là những khách có tài sản lớn và thanh khoản ở mức rất cao. Ít lo lắng nhất là những hộ gia đ́nh có thu nhập thấp”, chuyên gia phân tích Tim Coffey của Janney Montgomery Scott nói.
Cuộc đua khốc liệt để giành giật ḍng tiền gửi từ những khách hàng giàu có là một trong nhiều thách thức mà ngành ngân hàng đang phải đối mặt. Bên cạnh đó c̣n có lăi suất cao, chi phí đi vay tăng nhanh và lợi nhuận bị bào ṃn.
Trong những tuần gần đây, Moody’s và S&P Global đă đồng loạt hạ mức xếp hạng tín dụng của nhiều ngân hàng cỡ trung.
Đối với các ngân hàng lớn hơn, họ c̣n phải đối mặt với sức ép từ các cơ quan quản lư yêu cầu tăng vốn và trong một vài trường hợp là phải phát hành thêm các trái phiếu có kỳ hạn dài hơn để dự pḥng. Ngoài ra, nợ thẻ tín dụng tăng và tỷ lệ nợ xấu tăng có thể dẫn đến những khoản lỗ lớn trong tương lai gần.
Kết thúc tháng 8, các cổ phiếu ngân hàng đă chốt lại tháng có diễn biến tệ nhất kể từ tháng 3, thời điểm cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm. Chỉ số KBW Nasdaq Bank giảm 8% trong khi chỉ số KBW Nasdaq Regional Bank (gồm các ngân hàng khu vực) giảm 9%.
Áp lực đè nặng ngành ngân hàng bắt đầu xuất hiện từ năm 2022, khi Fed bắt đầu chiến dịch hạ nhiệt lạm phát bằng cách đẩy lăi suất tăng vọt. Lăi suất tăng c̣n khiến giá trị của các trái phiếu mà các ngân hàng nắm giữ giảm mạnh, trong khi buộc các định chế tài chính phải tăng lăi suất để thu hút và giữ chân người gửi tiền.
Điều này lại bào ṃn lợi nhuận của các ngân hàng và làm tăng rủi ro thanh khoản. Silicon Valley Bank, Signature Bank và First Republic đều đă sụp đổ bởi v́ người gửi đổ xô đi rút tiền.
Trong báo cáo tháng trước, S&P nhận định: “Rất nhiều người gửi tiền đă chuyển sang những tài khoản lăi suất cao, làm tăng đáng kể chi phí huy động của các ngân hàng. Tiền gửi giảm đe dọa thanh khoản cũng như giá cổ phiếu và trái phiếu của nhiều ngân hàng”.
Lượng tiền gửi tại các ngân hàng được Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) bảo lănh đă giảm 2,5% trong quư I, đánh dấu quư giảm mạnh nhất kể từ năm 1984. Tại các ngân hàng không được FDIC bảo lănh, mức sụt giảm c̣n mạnh hơn nhiều – 8,2% trong cùng kỳ.
Ban đầu, các ngân hàng lớn được hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng tại các ngân hàng khu vực, khi người gửi tiền t́m kiếm hầm trú ẩn an toàn hơn. Tuy nhiên, sau đó ḍng tiền nhanh chóng đổi chiều. Họ bị mất khách hàng vào tay những ngân hàng nhỏ hơn đưa ra mức lăi suất cao hơn hoặc vào các quỹ thị trường tiền tệ.
Mảng quản lư tài sản của các ngân hàng lớn như JPMorgan Chase, Wells Fargo, Bank of America và Citi đều bị rút mạnh tiền trong quư II. JPMorgan và Wells Fargo ghi nhận mức giảm 11%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ.
Giữa tháng 8, 4 ngân hàng lớn kể trên đă phát hành các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn nhằm cung cấp mức lăi suất cao hơn. Ví dụ, chứng chỉ tiền gửi 6 tháng của JPMorgan Chase đem đến mức lăi suất lên đến 5%/năm. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên các ngân hàng nhỏ hơn vốn không có đủ tiềm lực để tung ra chính sách cạnh tranh tương tự, theo Ken Tumin, chuyên gia phân tích cao cấp tại LendingTree.
“Họ hoàn toàn bị vắt kiệt”, ông bổ sung thêm.
VietBF@ Sưu tập