Giáo sư Trung Quốc dù tuổi đă cao nhưng vẫn vô cùng khoẻ mạnh, lao động hăng say không kém những ngày trẻ.
Giáo sư Thiên Thúc Đồng (Trung Quốc) năm nay đă tṛn 100 tuổi nhưng hàng ngày vẫn dậy sớm, làm việc tại Trung tâm dịch vụ tư vấn tâm lư thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung. Sau khi về hưu, cụ ông tiếp tục các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và học tập theo đam mê của bản thân.
Hàng ngày, giáo sư Thiên đi nghỉ lúc 11h đêm, thức dậy vào lúc 3 giờ sáng để đọc sách 2,3 tiếng sau đó mới đến Trung tâm dịch vụ tâm lư. Tại đây, giáo sư Thiên cùng với một số đồng nghiệp nghỉ hưu khác nhận tư vấn tâm lư miễn phí, không lợi nhuận cho người dân.
Khi không có khách, giáo sư Thiên sẽ học thêm ngay tại trung tâm. Ở đây có một tủ sách 7,8 tầng toàn sách tâm lư bằng tiếng Anh để phục vụ nhu cầu học tập không ngừng của cụ ông.
Bí quyết sống thọ của giáo sư 100 tuổi gói gọn trong 2 chữ "làm việc"
Giáo sư Thiên Thúc Đồng cho biết ông không hút thuốc, uống rượu hay kén ăn. Niềm vui lớn nhất của giáo sư này gói gọn trong 2 chữ "làm việc" và ông cũng thừa nhận đó là bí quyết để bản thân sống thọ, khỏe mạnh. "Tôi đă 100 tuổi và tôi vẫn làm việc không ngừng nghỉ. Đây là bí quyết trường thọ của tôi và tôi rất tự hào về điều đó", giáo sư Thiên chia sẻ.
Trước đó, giáo sư Thiên đă theo học lớp đào tạo về tâm lư học khi đă 79 tuổi và lấy được chứng chỉ chuyên môn sau đó. Cụ ông là học sinh lớn tuổi nhất và cũng giỏi nhất trong lớp. Điều thú vị là giáo viên trong lớp đào tạo đều từng là học sinh của giáo sư Thiên Thúc Đồng.
"Tôi từng dạy họ tiếng Anh, nhưng bây giờ họ dạy tôi tâm lư học. Làm bạn cùng lớp, làm học sinh của học sinh cũ cũng là một trải nghiệm thú vị", giáo sư Thiên chia sẻ.
Giám đốc Bệnh viện nhi Vũ Hán (Trung Quốc) từng là học tṛ của giáo sư Thiên. Khi cô theo học giáo sư Thiên đă 75 tuổi nhưng vẫn "tràn đầy nhiệt huyết trong các bài giảng và rất tỉ mỉ trong việc sửa bài". Sinh viên được giáo sư này giảng dạy đều đạt kết quả học tập rất tốt.
Cụ ông Thiên Thúc Đồng không phải người duy nhất chia sẻ bí quyết sống thọ nhờ làm việc và để trí óc hoạt động không ngừng. Nhà thần kinh học nổi tiếng người Italy Rita Levi Montalcini từng giành giải Nobel Y học năm 1986 cũng có bí quyết tương tự. Đó là: "Không ngừng tư duy và giữ cho bộ năo của ḿnh luôn trong trạng thái cần hoạt động tỉnh táo". Bà qua đời năm 2012, thọ 103 tuổi và là người đoạt giải Nobel đầu tiên sống qua tuổi 100.
Sau khi nghỉ hưu, phần lớn người già thường nghỉ ngơi hoàn toàn, chỉ tham gia các hoạt động giải trí nhẹ nhàng. Trên thực tế, việc duy tŕ hoạt động trí óc có tác động rất lớn đến sức khoẻ của người cao tuổi.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2012 tại Hiệp hội X quang Bắc Mỹ, người già thường xuyên đọc báo, viết thư, chơi bài hay các tṛ chơi khác có vận dụng trí năo sẽ giúp năo bộ khoẻ mạnh hơn và trí óc minh mẫn hơn.
Một nghiên cứu năm 2016 với khoảng 3.000 người, được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng, cho thấy rằng làm việc thêm một năm nữa sau tuổi nghỉ hưu (65 tuổi) có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong từ 9% đến 11% trong thời gian nghiên cứu 18 năm.
Một nghiên cứu năm 2015 trên 83.000 người lớn tuổi trong 15 năm, được công bố trên tạp chí Pḥng chống bệnh măn tính của CDC chỉ ra những người trên 65 tuổi vẫn lao động có sức khoẻ tốt gấp 3 lần người đă nghỉ hưu và giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh về sức khoẻ nghiêm trọng như ung thư, bệnh tim.
Tuy nhiên nếu muốn tiếp tục làm việc, cường độ công việc là điều nên lưu ư để tránh lao động quá sức. Thay vào đó, người già có thể duy tŕ hoạt động xă hội kết nối với mọi người xung quanh, hoạt động thể chất tốt cho sức khoẻ và các hoạt động kích thích năo bộ để duy tŕ khả năng tư duy.
VietBF@ Sưu tập