Được sự quan tâm của hàng chục quốc gia, BRICS đang nổi lên như một "thế lực mới" trên trường quốc tế.
Ảnh: Studio graphique France Médias Monde
BRICS là một nhóm các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khả năng nhóm BRICS trở thành đối trọng với phương Tây trước nay vốn không được đánh giá cao.
Nhưng giờ đây, hàng chục quốc gia từ Indonesia, Ả Rập Saudi cho đến Iran đang có nhu cầu tham gia BRICS. Việc mở rộng nhóm cũng là ưu tiên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự của hội nghị thượng đỉnh năm 2023 nhóm họp tại Johannesburg, Nam Phi.
1. BRICS h́nh thành như thế nào?
Nhà kinh tế học Jim O’Neil khi c̣n làm việc tại Goldman Sachs Group Inc. đă đặt ra tên gọi “BRIC” vào năm 2001. Ông nhận thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Các nhà đầu tư có thể t́m được chút lạc quan nơi các thị trường này, trong bối cảnh khó khăn sau vụ khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ.
Sự phát triển nhanh chóng mang đến cho bốn quốc gia này những lợi ích và cả những thách thức chung. Cuộc họp đầu tiên của bộ trưởng ngoại giao các quốc gia BRIC được Nga tổ chức bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 2006. Đến cuối năm 2010, Nam Phi được mời tham gia vào nhóm. Từ đó, BRIC được đổi thành BRICS.
2. BRICS đă làm được những ǵ?
Tài chính là một trong những thành tựu lớn nhất của BRICS. Các quốc gia đă đồng thuận lập quỹ dự trữ 100 tỷ USD ngoại tệ để giúp thành viên đối phó với áp lực thanh khoản ngắn hạn.
Lănh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS cũng đă nhất trí thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank - NDB) với mục đích rót vốn cho những dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển. Vào năm 2020, Nam Phi đă vay ngân hàng này 1 tỷ USD để đối phó với đại dịch Covid-19.
Trong cuộc họp lần này tại Nam Phi, các quốc gia cũng có khả năng đề cập đến một loại tiền tệ chung của BRICS. Song, chính một số thành viên đang phản đối ư tưởng này.
3. Quan hệ thương mại thay đổi ra sao?
Giao thương giữa các thành viên của BRICS đă tăng 56%, lên mức 422 tỷ USD trong 5 năm trở lại đây. Kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và nông sản của Brazil và Nga đă đưa họ trở thành đối tác tự nhiên của Trung Quốc. Trong khi đó, Ấn Độ và Trung Quốc có quan hệ thương mại yếu hơn, một phần là do các vấn đề chính trị.
Tương tự như các diễn đàn đa phương khác, hội nghị thượng đỉnh BRICS được tổ chức thường niên, cùng với đó là hàng chục các cuộc họp cấp thấp hơn để đưa ra những thoả thuận chung về nhiều lĩnh vực. Trở ngại lớn nhất đối với BRICS có thể là sự khác biệt lợi ích, các vấn đề chính trị, an ninh giữa các quốc gia.
4. Quốc gia nào đứng đầu BRICS?
Tổng GDP của Trung Quốc lớn hơn gấp đôi so với tổng GDP của 4 quốc gia thành viên khác cộng lại. Về lư thuyết, điều này sẽ mang lại cho Trung Quốc tầm ảnh hưởng nhất định. Nhưng trên thực tế, Ấn Độ - quốc gia vượt Trung Quốc về dân số - đă trở thành đối trọng. Ngân hàng NDB không có cổ đông lớn nhất, v́ Bắc Kinh đă đồng thuận với tỷ lệ sở hữu b́nh đẳng.
5. Quan điểm các quốc gia thành viên về một BRICS rộng mở hơn ra sao?
Trung Quốc đang t́m cách nâng cao vị thế của ḿnh trên trường quốc tế để đối diện với phương Tây. Nước này đă khởi xướng thảo luận về việc bổ sung thêm thành viên. Nhưng điều này khiến một số thành viên khác lo ngại rằng sức ảnh hưởng của họ sẽ bị giảm sút.
Hiện 23 quốc gia đă chính thức bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS, trong đó có Ả Rập Saudi (đồng minh thân cận của Mỹ), Iran, Argentina, Venezuela… Đối với các thành viên mới của BRICS, việc gia nhập có thể giúp họ mở rộng ngoại giao và tiếp cận nhiều cơ hội đầu tư cũng như phát triển thương mại.
Mặc dù các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm đến các thị trường mới nổi, BRICS có khả năng không c̣n thu hút được đầu tư do những thay đổi về địa chính trị và kinh tế. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đang ḱm hăm đầu tư nước ngoài vào Nga và một số lĩnh vực của Trung Quốc. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang gặp khó khi tăng trưởng sau đại dịch không bùng nổ như kỳ vọng.
Nền kinh tế Brazil phát triển chậm lại sau thời kỳ bùng nổ hàng hoá toàn cầu từ một thập kỷ trước. Nam Phi thường xuyên chịu t́nh trạng mất điện luân phiên trong nhiều năm v́ thiếu hụt sản xuất. C̣n câu chuyện tăng trưởng của Ấn Độ vẫn được các nhà đầu tư so sánh với Trung Quốc của 10 hoặc 15 năm trước.
VietBF@ Sưu tập