Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng lên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như ảnh hưởng đến thận, làm tăng nguy cơ tạo sỏi, bệnh gút....
Theo NDTV axit uric là một hóa chất được tìm thấy trong máu và nó được tạo ra khi một chất gọi là purine bị phân hủy trong cơ thể.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ba thành phần chính của thực phẩm là carbohydrate, protein và chất béo. Khi protein được chuyển hóa, sản phẩm cuối cùng được hình thành là axit uric, chất này sẽ tiếp tục được đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Tuy nhiên ở một số người béo phì hoặc thừa cân có thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn, chất này có thể tích tụ lại trong cơ thể và nó sẽ dẫn đến nhiều rắc rối về sức khỏe.
Vì vậy, chúng ta cần có những thói quen ăn uống cơ bản nhất để có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể.
Dưới đây là 5 thói quen ăn uống tự nhiên để giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, chúng ta nên loại bỏ hoặc hạn chế các loại thực phẩm giàu purine như thịt đỏ, cá hồi, cá mòi, đậu nành, rau bina... trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Điều này có thể giúp bạn giảm được tình trạng axit uric cao trong cơ thể.
Giữ cho cơ thể luôn đủ nước
Uống nhiều nước là một cách để giúp đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Maryland Hoa Kỳ cho thấy rằng ăn nhiều quả mọng, ớt chuông... không chỉ giúp giảm viêm mà còn cân bằng nồng độ axit trong cơ thể.
Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn hàng ngày
Thực phẩm giàu chất xơ giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tiếp tục phân hủy các chất dinh dưỡng đúng cách. Điều này ngăn chặn sự tích tụ axit uric trong máu, thúc đẩy mọi chức năng của cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chất dinh dưỡng cho thấy lượng vitamin C cao có thể giúp giảm nồng độ axit uric trong cơ thể.
Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên uống đủ nước chanh, giấm táo và các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C khác để đẩy lùi nguy cơ tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
|