Người xưa có dạy: “Bệnh thung khẩu nhập, hoạ thung khẩu xuất”, nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống phàm tục mà vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà ra.
Có một người tên là Thiệu Tiểu (tự là Hoàng Vệ), là người tín Phật, giữ giới luật và không nói dối. Thiệu Tiểu kể rằng lúc trước khi ông thực hiện kiểm tra việc quản lư muối, ông được giao nhiệm vụ đi đến Nam Can Đường để thúc đẩy việc thu thuế đất đai. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ông đi cùng với hai cha con Cục trưởng họ Trần và trở về quê để thăm gia đ́nh. Khi đến Nam Đài, họ vào một quán rượu, t́nh cờ gặp một thuật sĩ họ Trịnh và mời ông xem bói.
Sau khi xem xét tướng mạo cho cha con nhà họ Trần, thuật sĩ nói: “Nh́n vào dáng vẻ của ngài, hẳn là ngài có phúc khí lớn, trong ṿng hai năm tới sẽ có thể cai trị thiên hạ. C̣n vị công tử đây tương lai cũng rất tốt.” Ông Trần từng đỗ cử nhân từ rất sớm, nhưng cuối cùng không thể làm quan huyện, điều này khiến ông lấy làm hối tiếc. Nghe thấy thuật sĩ nói như vậy, trong ḷng ông rất vui mừng.
Một năm sau đó, Thiệu Tiểu lại cùng với cha con nhà họ Trần ăn uống tại quán rượu này. Thiệu Tiểu nói đùa với nhà họ Trần: “Theo như lời thuật sĩ nói trước đây, thời hạn sắp đến rồi; nếu ông trở nên giàu có và quyền quư, đừng quên tôi nhé!” Nghe xong, cha con nhà họ Trần đều mỉm cười. Lúc này, họ thấy thuật sĩ đă nh́n về phía họ từ xa, vậy nên họ mời ông ta vào và hỏi về những lời ông từng nói trước đây.
Khi ánh mắt của thuật sĩ nh́n thấy khuôn mặt cha con nhà họ Trần, ông lộ ra vẻ kinh ngạc và nói: “Gần đây ngài có liên quan ǵ đến việc hai mẹ con trong gia đ́nh bị mất mạng không? Tại sao cả hai khuôn mặt của ngài và công tử đều xuất hiện âm khí của vong hồn chết đuối.”
Ông Trần nói là không. Thiệu Tiểu cũng chất vấn ông, phải mất một lúc lâu ông Trần mới trả lời: “Thật sự trong lúc kiểm tra muối không có gây ra tổn hại cho ai. Nhưng trong nhà tôi có hai người qua đời, tất cả chỉ v́ một câu nói của tôi. Nhưng liệu tôi có phải chịu quả báo tàn nhẫn như vậy không chứ!” Tiếp theo, ông Trần kể lại toàn bộ sự việc.
Ông Trần nói: “Quê tôi ở huyện Trường Lạc, phố Can Đường. Do tôi từng làm quan nên được người dân trong làng tôn trọng. Một trong số những người con trai của tôi làm nghề ăn trộm, gần đây cậu ta đă ăn cắp tài sản của tôi. Sau khi tôi trở về nhà, con trai thứ hai nói cho tôi biết vụ việc này, và con trai cả đă tụ tập người trong làng bắt cậu ta.
Tôi đă mắng cậu ấy rằng: ‘Tài sản của ta mà c̣n bị trộm, huống chi tài sản của người khác! Nếu không đưa đứa con này vào vùng chết, không biết nó sẽ c̣n gây ra tai họa ǵ nữa.’
V́ lời tôi nói mà ban đêm dân làng đă móc mắt nó ra, đây là h́nh thức tra tấn thường thấy ở làng chúng tôi để trừng trị những kẻ ác. Con trai tôi không chịu nỗi đau đớn mà đă qua đời, vợ tôi thương con nên đă thắt cổ tự tử. V́ tức giận đến mức lỡ lời, khi tôi hối hận th́ đă quá muộn. Ngay từ đầu tôi không hề có ư định giết nó, sao có thể đổ hết tai họa cho tôi, lại c̣n ảnh hưởng đến con trai cả của tôi!”
Nghe xong, thuật sĩ không khỏi thở dài và an ủi ông. Vài ngày sau đó, cha con nhà họ Trần đều bị chết đuối.
Trong cuộc sống hàng ngày, hai người chỉ v́ một chút việc nhỏ hoặc một câu nói mà có thể đánh nhau, thậm chí là gây ra cái chết cho nhau. Những chuyện thế này hiện nay đă trở thành lẽ thường t́nh, thậm chí có người để lại ân hận suốt đời. Nếu có thể nhẫn chịu được ở thời điểm như vậy th́ sẽ thấy “sóng yên biển lặng”, gia đ́nh êm ấm. Mong rằng mọi người sẽ ngừng buông lời chỉ trích và trao những lời yêu thương cho nhau.
VietBF@sưu tập
|