Ngoài nguyên nhân tập thể dục, đau bắp chân c̣n có thể xảy ra do chuột rút, đau thần kinh tọa hoặc chấn thương.
Cơn đau có thể liên quan đến cơ bắp chân, gồm cơ bụng chân trong, cơ gan bàn chân bên ngoài hoặc gân, xương, dây thần kinh, mạch máu ở vùng này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra t́nh trạng này.
Chuột rút cơ bắp
Chuột rút cơ bắp chân là sự co thắt đột ngột, không chủ ư của một hoặc nhiều cơ bắp chân. Người tập thể dục cường độ cao dễ bị chuột rút ở bắp chân. Cơn đau cũng có thể xảy ra nếu giữ một tư thế quá lâu, không uống đủ nước.
T́nh trạng này thường tạm thời nhưng có thể gây đau đớn, khó chịu. Hầu hết chuột rút đều vô hại, cải thiện bằng cách xoa bóp, co duỗi nhẹ nhàng và chườm ấm.
Căng cơ
Căng cơ làm tổn thương các cơ phía sau của chân. Lúc này, bắp chân đau âm ỉ, nặng hơn khi di chuyển. Căng cơ c̣n mà c̣n ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bắp chân, bàn chân, mắt cá và đầu gối. Triệu chứng như sưng tấy, mẩn đỏ, bầm tím rất phổ biến.
Để giảm đau, người bệnh nên nghỉ ngơi, chườm đá. Khi ngồi, cố gắng nâng bắp chân cao hơn hông. Thông thường, cơn đau có thể mất đến 6 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Đau thần kinh tọa
Cơn đau dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng xuống chân, xa nhất là bắp chân. Bệnh xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép. Một số người cảm thấy cơn đau ở bắp chân nhiều hơn vào ban đêm.
Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc tập vật lư trị liệu, châm cứu. Nên chườm đá mỗi lần 20 phút, xoa bóp, tập yoga và tránh đứng hay ngồi quá lâu. Nếu t́nh trạng này kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Đau bắp chân do bệnh lư thường không giảm dù nghỉ ngơi. Ảnh: Freepik
Viêm gân gót chân Achilles
Gân Achilles là bộ phận kết nối cơ bắp chân với xương gót chân. Khi khu vực này tổn thương, người bệnh thường đau bắp chân. Một số người tê bắp chân vào buổi sáng hoặc cử động gập bàn chân hạn chế. Viêm gân gót chân Achilless thường cải thiện bằng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, băng nén, kê cao chân bị thương) hoặc tập vật lư trị liệu.
Hội chứng chèn ép khoang
Hội chứng chèn ép khoang có dạng mạn tính và cấp tính, với triệu chứng đau bắp chân. T́nh trạng mạn tính xảy ra khi tập luyện quá sức hoặc thường thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Bệnh có thể bớt khi ngừng tập thể dục. Để giảm nguy cơ, nên kết hợp đa dạng bài tập thể dục, sử dụng miếng đệm lót hỗ trợ cho giày, tập vật lư trị liệu hoặc dùng thuốc chống viêm không steriod.
Trường hợp cấp tính thường gặp khi chấn thương nặng. Người bệnh cần đến viện để khám, có thể phẫu thuật. Nếu áp lực không giảm nhanh chóng, người bệnh bị co rút, tổn thương cơ và dây thần kinh vĩnh viễn trong 24 giờ.
Cảm giác đau ở bắp chân cũng có thể xuất phát từ vấn đề mạch máu như huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh thần kinh tiểu đường, giăn tĩnh mạch... Cơn đau do các bệnh trên thường không bớt, thường kèm theo sưng, ấm ở một chân. Người có các dấu hiệu như sốt cao, chân sưng đột ngột nên đến viện khám.