Tăng Maus - Siêu vũ khí thảm hại của Hitler, có ǵ đặc biệt? Sở hữu lớp giáp cực dày, kích thước đồ sộ và hai khẩu pháo lớn, xe tăng Maus lại có trọng lượng quá nặng, khó có thể cơ động linh hoạt trên chiến trường hiện đại.
Theo Warisboring, sau trận đại chiến tăng ở Kursk vào tháng 8/1943, phát xít Đức liên tiếp hứng chịu thất bại trên mọi chiến trường. Trước thảm bại ngày càng cận kề, trùm phát xít Adolf Hitler ra lệnh đẩy nhanh dự án phát triển các "siêu vũ khí", trong đó có xe tăng Maus, với hy vọng sẽ buộc phe Đồng minh kư hiệp định đ́nh chiến.
Siêu tăng Maus là cỗ xe có những thông số kỹ thuật nằm ngoài sức tưởng tượng của các chuyên gia quân sự và nhà thiết kế vũ khí. Để chống lại các vũ khí diệt tăng của đối phương, Maus được trang bị lớp giáp cực dày. Riêng lớp giáp nghiêng nằm dưới tháp pháo đă dày tới 200 mm.
Mô h́nh xe tăng Maus của Đức. Ảnh: Wikimedia
Lớp giáp phía trước của tháp pháo dày tới 220 mm, c̣n lớp giáp sườn, phần dễ bị xuyên phá của xe tăng, có độ dày 180 mm. Tiger I, chiếc tăng hạng nặng đáng sợ một thời của Đức cũng chỉ có lớp giáp phía trước dày 100 mm.
Tăng Maus được trang bị pháo 128 mm và 75 mm cùng một súng máy ṇng xoay MG-34, dù lúc đầu nó dự kiến lắp lựu pháo 150 mm theo lệnh của trùm phát xít Hitler. Các kỹ sư Đức đă chế tạo hai nguyên mẫu tăng Maus, nhưng chỉ có một chiếc được lắp tháp pháo, chiếc c̣n lại sử dụng mô h́nh bằng bê tông để kiểm tra trọng lượng.
Với lớp giáp và hệ thống vũ khí như vậy, xe tăng Maus có trọng lượng 180 tấn, nặng gấp ba lần tăng chiến đấu chủ lực M-1 Abrams của quân đội Mỹ hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá tăng Maus là một vũ khí quá cồng kềnh và thiếu hiệu quả trong thực chiến. "Nó thậm chí không hẳn là một chiếc xe tăng mà giống một boongke khổng lồ được gắn thêm bánh xích", b́nh luận viên Robert Beckhusen nhận định.
Nguyên mẫu tăng Maus thứ hai tại băi thử Kummersdorf năm 1944. Ảnh: WarIsboring
Beckhusen cho rằng thiết kế này không phù hợp với học thuyết chiến tranh thiết giáp hiện đại vốn nhấn mạnh khả năng của xe tăng, bao gồm cả tốc độ, để có thể "thổi tung" một cứ điểm pḥng ngự và thọc sâu tiêu diệt địch ở tuyến sau.
Trong khi đó, với trọng lượng nặng nề của ḿnh, tăng Maus chỉ có thể lầm lũi tiến đến hệ thống pḥng ngự của đối phương, dùng sức mạnh hủy diệt để tạo lối mở cho các lực lượng cơ động hơn tiến vào, c̣n nó gần như phải dừng lại ở đó. Chiến thuật này không khác nhiều lắm với cách phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) sử dụng xe thiết giáp nhồi thuốc nổ để đánh bom tự sát, thổi bay vị trí pḥng thủ của quân đội Iraq hiện nay.
Hitler và bộ trưởng vũ trang Đức Albert Speer lên kế hoạch sản xuất tổng cộng 152 chiếc tăng Maus. Tuy nhiên, đây là điều không tưởng bởi trong giai đoạn giữa cuộc chiến, ngành công nghiệp chiến tranh Đức luôn thiếu thép và các hợp kim quan trọng.
Một thách thức nữa trong việc sản xuất siêu tăng Maus nằm ở công nghệ động cơ. Kỹ sư của hăng sản xuất xe hơi Porsche đă t́m kiếm một số thiết kế trước khi quyết định chọn động cơ diesel MB 517 Mercedes-Benz lắp cho nguyên mẫu thứ hai. Tuy nhiên, động cơ này đă thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên khi bị gẫy trục dưới sức nặng khủng khiếp của cỗ chiến xa.
Dù vậy, các kỹ sư phát xít tin rằng siêu tăng Maus sẽ có sức chiến đấu rất đáng sợ bởi những người thử nghiệm nhận thấy tăng Maus rất dễ lái, khác với vẻ đồ sộ của nó.
"Tuy nhiên, đến năm 1944, việc chế tạo một cỗ tăng siêu nặng để tấn công đột phá tuyến pḥng ngự của đối phương trở nên vô nghĩa bởi sự ra đời của các xe tăng hạng trung với thiết kế cân bằng giữa hỏa lực và sự linh hoạt", Beckhusen nhấn mạnh.
Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô tràn qua băi thử nghiệm Kummersdorf và thu được hai nguyên mẫu đă bị phá hủy của xe tăng Maus. Phát xít Đức đầu hàng ba tuần sau đó.
VietBF@ sưu tập