Theo nhà tâm lư học Junhong Cao đang làm việc tại Mỹ, thực hành theo tư duy này có thể giúp mọi người sống cân bằng, viên măn và thành công hơn.
Bài viết dựa trên lời của Tiến sĩ Junhong Cao, một nhà tâm lư học ở Thành phố New York (Mỹ), chuyên về các mối quan hệ, trầm cảm, chấn thương và rối loạn nhân cách.
Là một nhà tâm lư học với hơn 15 năm kinh nghiệm, tôi luôn nhận thấy “văn hóa làm việc hối hả” tác động độc hại như thế nào đến con người. Nhưng tôi đă t́m được một khái niệm với lịch sử hơn 2.000 năm ở Trung Quốc có tên là “wu wei” (Vô vi), có thể hiểu là “không làm ǵ” hoặc “làm theo cách dễ dàng” có thể giúp mọi người sống cân bằng, viên măn và thành công hơn.
Vô vi là để mọi thứ diễn ra tự nhiên và buông bỏ nhu cầu kiểm soát, hành động khi cần thiết nhưng không thúc ép bản thân một cách quá mức. Mọi người được khuyến khích hăy tận hưởng niềm vui trong mọi việc và làm mọi thứ mà không lo lắng đến kết quả tốt xấu.
Nhà triết học người Anh Alan Watt thích giải nghĩa vô vi là “không ép buộc” và cũng tin rằng nội dung chính của khái niệm này là học cách để sống cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi luôn cố gắng áp dụng vô vi vào cuộc sống thực tiễn của ḿnh. Một nghiên cứu được đăng bởi Hiệp hội Tâm lư học Anh Quốc năm 2015 đă chỉ ra rằng tư duy này có thể giảm stress, lo lắng đồng thời tăng sự hài ḷng và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những cách bạn có thể biến vô vi trở thành thói quen hàng ngày của bản thân:
1. Chấp nhận mọi thứ có thể xảy ra
Giả sử bạn đang tổ chức một bữa tiệc lớn. Thay v́ bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo trong từng chi tiết, thực hành vô vi là khi bạn hiểu rằng mọi thứ có thể không diễn ra chính xác như kế hoạch.
Ảnh minh họa
Tương tự như vậy, nếu bạn không được thăng chức như mong đợi, hăy nhận ra rằng đây là một phần b́nh thường trong hành tŕnh sự nghiệp của mỗi người. Tôi luôn nói với bản thân ḿnh: “Tôi không thể kiểm soát mọi thứ, nhưng tôi có thể tận dụng tốt nhất bất cứ điều ǵ xảy ra”.
Khi bạn đối mặt với một thử thách, hăy tự hỏi liệu bạn có hoàn toàn kiểm soát được kết quả hay không. Nếu bạn không, hăy chấp nhận và bước tiếp.
2. Chấp nhận sự không hoàn hảo
Theo lời khuyên của tôi, bạn nên biết rằng không có ǵ là hoàn hảo và hăy cho phép mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên của chúng. Nếu bạn đang học một ngôn ngữ mới hoặc chơi một nhạc cụ lần đầu tiên, hăy chuẩn bị để cho những sai lầm không tránh khỏi. Bạn sẽ học được rất nhiều và tiến bộ hơn từ những sai lầm.
Nhưng cũng đừng quá cảm thấy buồn bă hay xấu hổ nếu mặc sai lầm, bạn không cần hành hạ bản thân bằng cách nghĩ quá nhiều. Thay vào đó, hăy chọn cách linh hoạt và tử tể với bản thân ḿnh.
3. Trân trọng hiện tại
Thực hành vô vi là khi nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của bạn mà không phán xét, tập trung vào những ǵ đang diễn ra ở thời điểm hiện tại. Hăy lưu ư tất cả các chi tiết nhỏ xung quanh như ánh nắng mặt trời, âm thanh của thiên nhiên với tiếng chim và tiếng lá xào xạc hay quan sát h́nh dáng và màu sắc của bông hoa.
Lăo Tử, một triết gia Trung Quốc cổ đại từng nói: “Nếu bạn đang chán nản nghĩa là bạn đang sống trong quá khứ. Nếu bạn lo lắng, bạn đang sống trong tương lai. Nếu bạn cảm thấy b́nh an, bạn đang sống trong hiện tại.”
Ephrat Livni, phóng viên của tờ The New York Times từng không thích tư duy theo “vô vi” v́ cô luôn muốn đặt ra mục tiêu và phấn đầu để đạt thành tựu. Cho đến khi cô mất việc luật sư năm 2012 và phải làm việc tạm thời theo ngày vào buổi tối, Livni vô cùng lo lắng cho tương lai. Cô đứng giữa muôn vàn lựa chọn như học ngành khác nhưng trên thực tế số nợ thời sinh viên vẫn c̣n.
Vậy nên Ephrat Livni quyết định không thúc ép bản thân quá mức nữa, thay vào đó cô chọn cách dừng lại để tích lũy năng lượng và suy nghĩ xem bản thân phù hợp với công việc nào. Sau đó cơ hội làm việc ngắn hạn tại Google đă đến với Livni năm 2013. Cô có những bước tiến lớn trong sự nghiệp viết lách khi làm việc tại nền tảng Quartz và tờ The New York Times
“Vô vi chỉ ra rằng khi học được cách chờ đợi thời cơ và quan sát, chúng ta sẽ nh́n ra những quy luật rơ ràng hơn và đưa ra những sự lựa chọn khôn ngoan hơn. Hành động vội vàng sẽ tiềm ẩn những sai lầm bởi khi đó cảm xúc và cái tôi chi phối các quyết định của chúng ta hơn cả lư trí. V́ vậy nên vô vi hoàn toàn không phải sự cam chịu hay lười biếng ”, Livni nói.
VietBF@ Sưu tập